Chỉ dẫn địa lý nhãn lồng gắn với kiểm xoát chất lượng hàng hóaChỉ dẫn địa lý nhãn lồng gắn với kiểm

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới và tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương, sở hữu trí tuệ và chỉ dẫn địa lý cho thương hiệu là rất quan trọng.

Ảnh : Đại biểu tham dự hội nghị triển khai dự án

Ngày 07/01/2021, Dự án Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Hưng Yên” gắn với kiểm soát chất lượng, mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, được triển khai thực hiện tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên với sự hiện diện của ThS. Trần Tùng Chuẩn, TUV, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, cùng đại biểu các sở, ngành, các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh nhãn lồng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Ảnh : ThS. Trần Tùng Chuẩn, TUV, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc hội nghị, Đồng chí Trần Tùng Chuẩn đã đánh giá rất cao việc thực hiện dự án tại Hưng Yên, nhằm phát triển hiệu quả sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên nói riêng và các sản phẩm được công nhận sở hữu trí tuệ nói chung.

  

Đồng chí Trần Tùng Chuẩn cũng cho biết: Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) là thông tin về nguồn gốc của hàng hóa, là "dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể” với các tiêu chí đặc thù về chất lượng, uy tín hoặc đặc tính riêng của mỗi sản phẩm. Để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì các sản phẩm phải có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính mà chủ yếu là do điều kiện địa lý mang lại. Chính vì yếu tố này, các sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên được bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ dễ dàng nổi bật hơn, thậm chí có giá trị hơn so với các sản phẩm tương tự trên thị trường. Mặt khác, việc áp dụng bảo hộ chỉ dẫn địa lý còn giúp ngăn ngừa và chống lại các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, làm mất đi giá trị và danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. 

Chỉ dẫn địa lý “Hưng Yên” cho sản phẩm nhãn lồng được Cục Sở hữu trí tuệ cấp ngày 23/01/2017, tổ chức quản lý là Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên. Từ đây Sở KH&CN đã cấp quyền sử dụng cho 03 tổ chức (HTX nhãn lồng Nễ Châu, Hồng Nam và Miền Thiết), 06 hộ gia đình (Nguyễn Văn Oanh, Nguyễn Xuân Cảnh, Nguyễn Công Hoan, Chu Văn Vang, Nguyễn Văn Triệu, Đào Văn Cần). Từ khi có chỉ dẫn địa lý, nhãn lồng Hưng Yên đã được người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng chú trọng từ khâu sản xuất đến thị trường tiêu thụ, trong đó đã thử nghiệm xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Hàn Quốc và được các thị trường này bước đầu chấp thuận.

Tuy nhiên, đó với chỉ là những thành quả bước của bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã được chứng thực trên thực tế, đó là giá trị và uy tín của sản phẩm nhã lồng Hưng Yên. Muốn sản phẩm gắn chỉ dẫn địa lý được xuất khẩu, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài, cần phải thúc đẩy sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô thương mại. Do đó cần thiết phải tăng cường khả năng quản lý, kiểm soát về chất lượng đối với các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, đặc biệt sau khi bảo hộ. Điều đó liên quan đến năng lực và hiệu quả của không chỉ các cơ quan công quyền mà còn các tổ chức, cá nhân. Mặt khác, cần mở rộng hợp tác quốc tế về chỉ dẫn địa lí nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung, tích cực triển khai các hoạt động trong khuôn khổ các hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, cũng như giành được sự bảo hộ của nước ngoài.

Đại diện Công Ty TNHH Tài sản trí tuệ Việt – đơn vị chủ trì thực hiện thông tin chung về dự án Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Hưng Yên” gắn với kiểm soát chất lượng, mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu được Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt thực hiện từ tháng 11/2021-02/2024 với mục tiêu Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý "Hưng Yên" cho sản phẩm nhãn lồng đáp ứng các quy định hiện hành, phù hợp với thực tiễn của địa phương, nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế cho sản phẩm đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Nhằm duy trì, bảo tồn và phát triển lâu dài sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hưng Yên là nhãn lồng mang chỉ dẫn địa lý, dự án.

 

Để thực hiện hoàn thành mục tiêu, Dự án thực hiện tốt 06 nội dung chính gồm: Phân tích, đánh giá hiện trạng sản xuất và kinh doanh sản phẩm phục vụ việc quản lý và phát triển CDĐL; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản, công cụ quản lý CDĐL và sản phẩm được bảo hộ; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống nhận diện và các công cụ quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm được bảo hộ CDĐL; Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu vùng trồng và công cụ quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ CDĐL; Thiết lập quản lý và phát triển sản phẩm được bảo hộ CDĐL theo chuỗi giá trị gắn với quản lý chất lượng, mã số vùng trồng và xuất khẩu và tập huấn nâng cao nhận thức.

Tại hội nghị triển khai, Ban chủ nhiệm dự án cũng đã phân công trách nhiệm cho các tổ chức, các nhân tham gia dự án và những nội dung cần phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan của Hưng Yên để thực hiện thành công dự án.

 

Các đại biểu tham dự hội nghị đánh giá cao và phấn khởi tiếp nhận dự án với tinh thần phối hợp cao nhất để các nội dung của dự án được thực hiện hiệu quả đáp ứng được mục tiêu của dự án đề ra.

Phát biểu ý kiến kết luận, Ông Nguyễn Xuân Hải – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho rằng việc thực hiện dự án Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Hưng Yên” gắn với kiểm soát chất lượng, mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu” là cần thiết để Hưng Yên phát triển mạnh sản phẩm nổi tiếng với thương hiệu “Nhãn lồng Tiến Vua” nói riêng và các sản phẩm được công nhận về sở hữu trí tuệ nói chung của Hưng Yên. Ông Hải đề nghị Công ty TNHH Tài sản trí tuệ Việt càn phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, cá nhân liên quan và các địa phương thực hiện nghiêm túc 06 nội dung của dự để đạt được mục tiêu đề ra và giao Trung tâm Thông tin, Thống kê, Ứng dụng KH&CN – cơ quan được giao quản lý chỉ dẫn địa lý với sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên phối hợp chặt chẽ với đơn vị chủ trì dự án trong quá trình thực hiện.

Trường Long

Liên kết