NGHIỆM THU MÔ HÌNH Nghiên cứu chế tạo mô hình hệ thống lọc chuyên biệt để loại bỏ H2S từ hầm khí Biogas để phát điện

Ngày 30/11/2023 tại UBND xã Phú Cường, thành phố Hưng Yên, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội đã tổ chức Hội nghị thăm quan, đánh giá kết quả Nghiên cứu chế tạo mô hình hệ thống lọc chuyên biệt để loại bỏ H2S từ hầm khí Biogas để phát điện

Đại biểu dự Hội nghị

Dự và chủ trì hội nghị có ThS. Nguyễn Xuân Hải - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; PGS.TS.Hoàng Thị Minh Thảo - Trưởng phòng Khoa học công nghệ và ban chủ nhiệm nhiệm vụ thuộc Trường Đại học Khoa học tự nhiên; Đến dự còn có Ông Vũ Văn Kiên - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh; Ông Đào Mạnh Cường - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Cường; đại diện các sở, ngành, UBND thành phố Hưng Yên và các hộ chăn nuôi thuộc xã Phú Cường và Hùng Cường.

Ban chủ nhiệm báo cáo kết quả thực hiện mô hình

Báo cáo tại Hội nghị, TS. Nguyễn Minh Phương thay mặt Ban chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu báo cáo kết quả tại hội nghị kết cho thấy được đã Sản xuất được vật liệu nano vô định hình siêu rỗng (SPONAM) đảm bảo chất lượng với nguyên liệu sẵn có ứng dụng trong hệ thống lọc khí H2S từ hầm khí Biogas của các nông trại trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Ban chủ nhiệm và nhóm nghiên cứu

Chế tạo được hệ thống lọc chuyên biệt sử dụng vật liệu SPONAM loại bỏ khí H2S từ các hầm khí Biogas để phát điện. Xây dựng mô hình ứng dụng hệ thống lọc chuyên biệt sử dụng vật liệu SPONAM loại bỏ khí H2S từ các hầm khí Biogas để phát điện tại 01 nông trại trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

   

Các đại biểu thăm quan trực tiếp tại mô hình

Đơn vị đã tiến hành thực hiện 05 nội dung: Thử nghiệm sản xuất vật liệu SPONAM làm vật liệu lõi để sử dụng cho hệ thống xử lý H2S; Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống lọc chuyên biệt sử dụng vật liệu SPONAM loại bỏ khí H2S;

     

Các đại biểu thăm quan trực tiếp tại mô hình

Lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý H2S trên nền vật liệu SPONAM cho nông trại; Viết bản mô tả đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với vật liệu nano vô định hình siêu rỗng và nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ; Tổ chức hội thảo khoa học đánh giá mô hình hệ thống lọc chuyên biệt để loại bỏ H2S từ hầm khí Biogas.

   

Các đại biểu thăm quan trực tiếp nội dung dùng khí gas phát điện tại mô hình

Kết quả lắp đặt máy tại hộ chăn nuôi ông Đào Văn Mạnh cho thấy Hiệu suất xử lý H2S bằng hệ thống lọc chuyên biệt sử dụng vật liệu SPONAM đạt 98,55 – 99,95% trong thời gian khoảng 4 tháng vận hành.  

      

Các đại biểu thăm quan trực tiếp nội dung đo hàm lượng khí H2S  tại mô hình

Khí H2S sau xử lý hoàn toàn có thể sử dụng tốt cho mục đích đun nấu hoặc chạy máy phát điện trong 5 tháng 10 ngày với tần suất chạy máy phát điện là 10 ngày chạy 1 lần và mỗi lần chạy tối đa 6 tiếng.

PGS.TS.Hoàng Thị Minh Thảo - Trưởng phòng Khoa học công nghệ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên phát biểu ý kiến tại hội nghị

Hội nghị đã nghe 7 ý kiến của các đại biểu, hộ chăn nuôi đánh giá về mô hình, trong đó đánh giá rất cao hiệu quả của mô hình, đã loại bỏ toàn bộ được chất H2S từ hầm khí Biogas, có thể ngửi trực tiếp mà không thấy mùi;

   

Các đại biểu phát biểu ý kiến

Bếp dùng sáng, không bị gỉ, bám cặn như trước đây; phát điện công suất 3,5kg/h đảm bảo đủ gas, đủ công suất phát điện chạy trong gần 1 ngày. Các đại biểu cũng đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thiết kế, giảm giá thành sản phẩm bình lọc khí và có chính sách hỗ trợ mở rộng mô hình đến người chăn nuôi.

Ông Đào Mạnh Cường - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Cường phát biểu ý kiến

Phát biểu tại hội nghị Ông Đào Mạnh Cường - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Cường cho biết, hiện xã Phú Cường cùng với xã Hùng Cường là một trong những xã chăn nuôi quy mô lớn với tỷ lệ đàn bò và lợn đứng nhất nhì toàn tỉnh với gần 7.000 con bò và hơn 5.000 lợn, lượng chất thải thải ra môi trường là rất lớn. Hiện người chăn nuôi đang thực hiện xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải vừa tận dụng khí gas làm nguyên liệu chất đốt là chính. Tuy nhiên còn lẫn nhiều khí độc, đặc biệt là khí H2S, đề tài đã nghiên cứu và áp dụng mô hình, tuy thời gian còn ngắn nhưng cho thấy được khí H2S sau xử lý đã triệt tiêu gần như hoàn toàn, an toàn cho người, môi trường và dụng cụ đun nấu, đặc biệt có thể sử dụng nguồn gas này vào phát điện khi điện lưới bị mất. Ông Cường cũng đề nghị với giá thành bình lọc khí như hiện nay và khả năng, nhu cầu ứng dụng của người chăn nuôi, mong muốn Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên cần tiếp tục hỗ trợ, mở rọng mô hình để nhiều người chăn nuôi được ứng dụng, bảo vệ sức khỏe, môi trường trong thời gian tới.

ThS. Nguyễn Xuân Hải - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu ý kiến

Phát biểu kết luận Hội nghị, ThS. Nguyễn Xuân Hải - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ đánh giá cao tinh trần trách nhiệm của Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Ban chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu đã thực hiện tốt các nội dung của đề tài, đảm bảo mục tiêu đề ra, chế tạo bình lọc khí SPONAM loại bỏ khí H2S từ các hầm khí Biogas trong các nông trại với kết quả đạt gần như tuyệt đối 100% đã đảm bảo an toàn môi trường, bảo vệ sức khỏe người chăn nuôi, người sử dụng, các dụng cụ sử dụng gas và đặc biệt thông qua bộ lọc này đã có thể chạy máy phát điện phục vụ nhu cầu điện khi điện lưới bị mất.

ThS. Nguyễn Xuân Hải - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu ý kiến kết luận

Ông Nguyễn Xuân Hải cũng đề nghị Trường Đại học Khoa học tự nhiên tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, hoàn thiện công nghệ, đánh giá nghiệm thu và xây dựng kế hoạch ứng dụng chuyển giao kết quả cho người chăn nuôi được áp dụng công nghệ vào chăn nuôi hiệu quả bền vững tại Hưng Yên trong thời gian tới.

Trường Long

 

Liên kết