5
|
Kết quả thực hiện (tóm tắt)
|
5.1.1. Về khối lượng công việc và mục tiêu của đề tài
- Đề tài đã triển khai đúng tiến độ, đã hoàn thành các mục tiêu, các nội dung nghiên cứu đã được phê duyệt trong thuyết minh đề cương. Các tiến bộ kỹ thuật được nghiên cứu và xây dựng trong đề tài đã được nghiệm thu cấp cơ sở.
- Kinh phí của đề tài đã sử dụng đúng mục đích, đạt được các mục tiêu đặt ra, thanh toán theo đúng quy chế hiện hành.
5.1.2. Về các nội dung khoa học của đề tài
1. Đề tài đã khảo sát thu thập số liệu điều tra 50 hộ dân, thu thập được 240 cây hoa trà các loại bao gồm: 12 giống, mỗi giống 20 cây.
2. Đã đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của 12 giống hoa trà thu thập được và tuyển chọn được 3 giống hoa trà có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất, chất lượng hoa cao bao gồm các giống trà Cung Đình Hồng; trrà Bạch Việt Nam và trà Thâm Hồng Bát Diện.
3. Phân tích đa dạng di truyền của các giống hoa trà thu thập được: Đã xác định được đoạn trình tự gen ITS1-5,8S-ITS2 của 12 mẫu giống hoa trà nghiên cứu, mức tương đồng di truyền của 12 mẫu hoa trà dao động trong khoảng 70,01% đến 93,12%; Vùng trình tự bảo thủ ITS1-5,8S-ITS2 của các mẫu hoa trà sử dụng trong nghiên cứu này có sự biến động cao và khác nhau tập trung vào các phần ITS; Từ đặc điểm cây quan hệ phát sinh cho tổng thể các mẫu thu thập phối hợp với giá trị tương đồng trình tự vùng ITS1-5,8S-ITS2 đã đưa ra đánh giá về khả năng mẫu định danh đối với từng mẫu nghiên cứu.
4. Xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân giống hoa bằng phương pháp giâm cành: Giâm cành hoa trà vào tháng 4 là thời điểm giâm tốt nhất; Sử dụng giá thể 100% cát là phù hợp nhất; Xử lý cành giâm hoa trà bằng αNAA với nồng độ 2.000 ppm giúp cho cành giâm ra rễ sớm, nâng cao tỷ lệ xuất vườn và chất lượng cây; Bổ sung Atonik 1.8SL liều lượng 10ml/16 lít nước, 7-10 ngày phun 1 lần là tốt nhất để nâng cao khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng cành giâm. Tỷ lệ ra ra chồi đạt 77,7%, tỷ lệ xuất vườn 93,7%; Nếu có điều kiện sử dụng công nghệ cao là hệ thống điều khiển tự động để quản lý, chăm sóc vườn nhân giống hoa trà rất hiệu quả, chủ động trong việc kiểm soát, theo dõi nhiệt độ, độ ẩm …., nắm bắt được tình hình sinh trưởng của cây trong vườn nhân giống từ đó điều chỉnh chế độ chăm sóc cho cây hoa trà cho phù hợp.
5. Xây dựng được quy trình trồng, chăm sóc điều khiển nở hoa trà ứng dụng công nghệ cao, công nghệ kết nối vạn vật: Giá thể trồng tốt nhất được phối trộn theo tỷ lệ: 1/3 đất + 1/3 trấu hun + 1/3 xỉ than phù hợp nhất cho cây sinh trưởng và phát triển tốt; Thời vụ trồng phù hợp nhất là vụ Thu (15/8); Sử dụng loại phân bón Seaweed- rong biển 95%, pha với nồng độ 10 gram cho 16 lít nước, phun với liều lượng định kỳ 10 ngày một lần cho cây sinh trưởng khỏe mạnh, năng suất, chất lượng hoa và độ bền hoa chậu cao. Chiều cao cây đạt 64,9 cm, đường kính tán 46,8 cm và số cành 8,9 cành/cây; Muốn điều chỉnh được thời gian nở hoa trà theo ý muốn nên trồng trà trong nhà lưới hiện đại, có thể kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm và phần ánh sáng. Chỉ tiêu đạt số cành hoa/cây 15 cành hoa, tỷ lệ nở hoa 96,7%, số hoa/cây đạt 50,3 hoa, đường kính hoa 6,5 cm và độ bền hoa chậu 90, 3 ngày; Nếu có điều kiện sử dụng công nghệ cao, công nghệ kết nối vạn vật (4.0) là hệ thống điều khiển tự động để quản lý, chăm sóc vườn hoa trà rất hiệu quả, chủ động trong việc kiểm soát, theo dõi nhiệt độ, độ ẩm …., nắm bắt được tình hình sinh trưởng của cây từ đó điều chỉnh chế độ chăm sóc cây hoa trà cho phù hợp.
(02 quy trình trên đã được hội đồng KHCN - Viện Nghiên cứu Rau quả công nhận ở cấp Cơ sở)
6. Đã xây dựng 03 mô hình trong đó 01 mô hình nhân giống hoa trà bằng phương pháp giâm cành và 02 mô hình sản xuất thương phẩm ứng dụng công nghệ cao và điều khiển nở hoa đúng dịp Tết.
5.1.3. Về các nội dung khác của đề tài
1. Đào tạo chuyên sâu cho 5 học viên là thành viên của hội nông dân. Tập huấn kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây hoa trà cho 120 lượt người là các hộ dân và chủ trang trại trồng hoa tại địa phương.
2. Xây dựng được bộ dữ liệu để phục vụ xây dựng nhãn hiệu tập thể cho cây “hoa trà Phụng Công”
3. Trong quá trình thực hiện, nhiệm vụ đã đăng tải được 10 bài báo, trang tin trên các tạp chí, kỷ yếu: Trong đó 01 bài báo Quốc tế, 01 bài báo trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 01 bài báo trên Tạp chí Khoa học và công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 05 bài báo trên Tạp chí Việt Nam Hương sắc, 02 bài đưa tin trên trang Wesibe của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh và Sở Khoa học công nghệ tỉnh Hưng Yên.
- Đề tài cũng đã xây dựng mối liên kết về hoa giữa Hội Nông dân, Hội sinh vật cảnh xã Phụng Công và cơ quan khoa học, xây dựng được hệ thống nghiên cứu về hoa giữa địa phương và cơ quan khoa học.
- Hiện nay mặc dù đề tài đã kết thúc, nhưng kết quả của đề tài vẫn đang tiếp tục được ứng dụng tại các chủ trang trại và người dân trồng hoa trà tại Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên.
|