Công bố thông tin nhiệm vụ đã được đánh giá, nghiệm thu và đăng ký kết quả

Đề tài " Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng, phương pháp sơ chế và bảo quản đương quy và ngưu tất tại tỉnh Hưng Yên " đã được đánh giá, nghiệm thu và đăng ký kết quả lưu trữ tại Trung tâm Thông tin và thống kê KH&CN ngày 15/10/2021 và công nhận kết quả đăng ký ngày 15/11/2021. Sở Khoa học và Công nghệ Công bố thông tin kết quả đề tài như sau:

 

 

STT

Nội dung

Chỉ tiêu

1

Tên nhiệm vụ

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng, phương pháp sơ chế và bảo quản đương quy và ngưu tất tại tỉnh Hưng Yên

2

Tổ chức chủ trì nhiệm vụ

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

3

Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

1. TS. Chu Thị Thu Hà – Chủ nhiệm

2. Thành viên tham gia chính:

- ThS. Lê Ngọc Diệp

- PGS.TS. Trần Huy Thái

- TS. Bùi Văn Thanh

- ThS. Nguyễn Thị Hiền

- ThS. Hà Thị Vân Anh

- ThS. Nguyễn Thị Vân Anh

- ThS. Vũ Văn Tú

- TS. Hà Thị Quyến

4

Mục tiêu của nhiệm vụ

7.1. Mục tiêu chung: - Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ về khoa học và công nghệ xây dựng quy trình kỹ thuật trồng đương quy và ngưu tất năng suất chất lượng cao trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lúa sang cây dược liệu, đem lại hiệu quả kinh tế góp phần tăng thu nhập cho nông dân tại huyện Khoái Châu và huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên. - Đưa ra phương pháp sơ chế, bảo quản đương quy, ngưu tất sau thu hoạch đạt hiệu quả cao, đảm bảo duy trì chất lượng dược liệu. 7.2. Mục tiêu cụ thể: Mô hình trồng 1 ha đương quy và 1 ha ngưu tất tại huyện Khoái Châu và huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, đạt khoảng 2 tấn củ khô/ha.

 

5

Kết quả thực hiện (tóm tắt)

.1.2. Tại thời điểm thu mẫu, đất tại các ruộng nghiên cứu thuộc huyện Khoái Châu và huyện Yên Mỹ đều phù hợp đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung với giá trị pH và chất dinh dưỡng (N, P, K, mùn, chất hữu cơ) nằm trong phạm vi các khoảng giá trị chỉ thị các chỉ số trong đất Việt Nam. Đồng thời, trong đất và nước tưới ở khu vực nghiên cứu có mặt của một số vi sinh vật/nhóm vi sinh vật có ích cho cây trồng, không có mặt của loài vi sinh vật nào gây bệnh gây hại đối với cây trồng. Bên cạnh đó, đất và nước tưới ở khu vực nghiên cứu đạt tiêu chuẩn về giới hạn kim loại nặng cho mục đích trồng trọt và tưới tiêu các cây nông nghiệp theo các Quy chuẩn Việt Nam hiện hành. 8.1.3. Ở các công thức có mật độ trồng đương quy và ngưu tất mau hơn, 15 × 20 cm và 10 × 20 cm (CT1-CT4), sinh trưởng của cây và năng suất củ đương quy và củ ngưu tất cao hơn so với ở các công thức có mật độ trồng đương quy và ngưu tất thưa hơn, 20 × 20 cm và 15 × 20 cm (CT5-CT8). Công thức có liều lượng phân bón N, P, K cao (CT3, CT4, CT7, CT8) cho sinh trưởng của cây và năng suất củ đương quy và củ ngưu tất cao hơn so với công thức có liều lượng phân bón N, P, K thấp hơn (CT1, CT2, CT5, CT6). 8.1.4. Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học Bio Neem với hoạt chất diệt sâu bệnh azadirachtin ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây đương quy, ngưu tất với tỷ lệ sâu và rệp ăn lá đương quy và 2 tuyến trùng hại củ ngưu tất = 0% so với 6-7% và 7-8% khi không sử dụng. Năng suất tươi và khô của củ đương quy và củ ngưu tất ở những công thức có sử dụng thuốc trừ sâu sinh học Bio Neem cao hơn so với ở những công thức không sử dụng thuốc trừ sâu sinh học Bio Neem tương ứng tại các xã. Ở các công thức có mật độ trồng đương quy và ngưu tất mau hơn, 15 × 20 cm và 10 × 20 cm, năng suất củ đương quy và củ ngưu tất thu được cao hơn so với các công thức có mật độ trồng đương quy và ngưu tất thưa hơn, 20 × 20 cm và 15 × 20 cm trong cùng 1 ruộng thí nghiệm và cùng chế độ phun hoặc cùng chế độ không phun thuốc bảo vệ thực vật tương ứng, tuy nhiên sự khác biệt không đáng kể. Không phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu Bio Neem sau khi sử dụng cho cây đương quy và ngưu tất, cụ thể là không phát hiện sự có mặt của hoạt chất diệt sâu azadirachtin trong củ đương quy và củ ngưu tất sau thu hoạch, hay nói cách khác là hàm lượng hoạt chất diệt sâu azadirachtin bằng 0 ppm. 8.1.5. Đã xây dựng hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây đương quy và ngưu tất, gồm đầy đủ các bước từ làm đất, gieo trồng, chăm bón, đến thu hoạch. 8.1.6. Quá trình phơi khô hoặc sấy củ đương quy và củ ngưu tất ở nhiệt độ ≤ 60oC đều cho kết quả về độ ẩm (hàm lượng nước), tạp chất, hàm lượng kim loại nặng (riêng ngưu tất), tro toàn phần, tro không tan được trong axit (riêng đương quy), chất chiết được trong dược liệu, hàm lượng tinh dầu (riêng đương quy) và hàm lượng dược chất chính (axit ferulic trong đương quy, axit oleanolic trong ngưu tất) đều đạt yêu cầu theo Dược điển Việt Nam IV và Dược điển Việt Nam V của Bộ Y tế thông qua các phương pháp phân tích hiện đại trong phòng thí nghiệm. Không có sự khác biệt đáng kể về giá trị các thông số được phân tích trong các mẫu củ sơ chế bằng phương pháp sấy và mẫu củ sơ chế bằng phương pháp phơi. Vì vậy, sơ chế củ đương quy và củ ngưu tất sau thu hoạch bằng cách phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ ≤ 60oC đều đảm bảo chất lượng dược liệu. Quá trình 3 tháng và 6 tháng bảo quản củ đương quy và củ ngưu tất trong các túi nhựa PE (PolyEthylene), có cho một số gói hút ẩm silicagel vào chung, để ở nơi khô mát, sau khi phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ ≤ 60oC đều đảm bảo chất lượng dược liệu không thay đổi hoặc thay đổi rất ít, không đáng kể so với chất lượng dược liệu củ đương quy và củ ngưu tất ở thời điểm bắt đầu quá trình bảo quản. Kết quả phân tích thể hiện phương pháp bảo quản đạt yêu cầu để giữ nguyên chất lượng của củ đương quy và củ ngưu tất sau 3 tháng và sau 6 tháng, thể hiện ở độ ẩm và hàm lượng hoạt chất chính của dược liệu vẫn được duy trì ổn định. 8.1.7. Đã xây dựng mô hình trồng 2 ha đương quy và ngưu tất tại xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu và xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ năm 2020 và thu hoạch năm 2021 áp dụng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc cây đương quy và ngưu tất, cho năng suất củ đương quy và củ ngưu tất đạt đến 19,28 tấn củ tươi, 3,90 tấn củ khô và 9,86 tấn củ tươi, 2,90 tấn củ khô tương ứng, cao hơn năng suất do mục tiêu đề ra. 8.1.8. Hiệu quả kinh tế từ việc trồng 1 ha đương quy có thể mang lại số tiền lãi là 255.600.000 đ, 1 ha ngưu tất có thể mang lại số tiền lãi là 82.750.000 đ, trong khi 1 ha trồng lúa (cây trồng chủ đạo ở xã Giai Phạm) mang lại 2.200.000 đ tiền lãi và 1 ha trồng bạc hà (cây trồng diện tích lớn ở xã Tứ Dân) mang lại 35.300.000 đ tiền lãi. 8.1.9. Đã tổ chức Hội thảo tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc đương quy, ngưu tất cho 100 hộ gia đình tại xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu và 100 hộ gia đình tại xã Giai Phạm, huyện yên Mỹ. Đã tổ chức Hội thảo đầu bờ thăm quan mô hình tại xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu. 8.2. Về ứng dụng: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học và thực tiễn để bà con nông dân, các Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện thuộc tỉnh Hưng Yên ứng dụng sản xuất hai loài dược liệu đương quy và ngưu tất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của bà con nông dân địa phương. 3 9. Những đóng góp mới của đề tài: 9.1. Lần đầu tiên Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc đương quy và ngưu tất phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng của tình Hưng Yên được hoàn thiện thông qua các nội dung thí nghiệm thực tế. 9.2. Lần đầu tiên Phương pháp sơ chế và bảo quản đương quy và ngưu tất hiệu quả cao được hoàn thiện thông qua các nội dung phân tích. 10. Sản phẩm cụ thể của đề tài: 10.1. Sản phẩm dạng I: Mô hình trồng đương quy và ngưu tất, quy mô 1 ha tại huyện Khoái Châu và 1 ha tại huyện Yên Mỹ. 10.2. Sản phẩm dạng II: 10.2.1. Quy trình trồng trọt đương quy và ngưu tất đạt hiệu quả chất lượng cao (Gồm từ khâu làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch. Đảm bảo chất lượng sạch, không bị dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, năng suất đạt ít nhất 2 tấn đương quy khô/ha và 2 tấn ngưu tất khô/ha). 10.2.2. Phương pháp sơ chế và bảo quản đương quy và ngưu tất hiệu quả cao (Gồm từ khâu rửa, phơi khô/sấy khô, bảo quản. Đảm bảo sản phẩm giữ được chất lượng tốt). 10.2.3. Báo cáo khoa học đề tài gồm báo cáo đầy đủ, báo cáo tóm tắt (Tổng quan được các kết quả nghiên cứu của đề tài; Số liệu, tư liệu có tính đại diện, độ tin cậy, xác thực; Nội dung báo cáo là toàn bộ kết quả nghiên cứu được trình bày theo kết cấu hệ thống và logic, văn phong khoa học, phù hợp).  Vượt trội nội dung đánh giá hàm lượng tinh dầu trong các bộ phận khác nhau củaØ cây đương quy trồng ở các công thức thí nghiệm bón phân khác nhau (Bảng 55, tiểu mục 4.2.1 ở phần III). 10.3. Sản phẩm dạng III: Các bài báo đã công bố (liệt kê): 10.3.1. Ha Thi Quyen, Chu Thi Thu Ha (2020) Selection of nitrogen fixation and phosphate solubilizing bacteria from cultivating soil samples of Hung Yen province in Vietnam. Journal of Vietnamese Environment, 12(2): pp. 162-168. 10.3.2. Chu Thị Thu Hà, Lê Thị Minh Thành và Hà Thị Quyến (2020) Điều tra vi sinh vật trong đất nông nghiệp và nước tưới ở một số xã thuộc tỉnh Hưng Yên. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ IV: Môi trường và phát triển bền vững, Hà Nội 21/11/2020: tr.357-365. 10.3.3. Chu Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Hương, Trần Huy Thái, Nguyễn Thị Hiền, Bùi Văn Thanh, Nguyễn Thị Vân Anh, Vũ Văn Tú và Nguyễn Thúy Hằng (2020) Khảo sát chất lượng đất và nước tưới nông nghiệp tại một số xã thuộc tỉnh Hưng Yên. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ IV: Môi trường và phát triển bền vững, Hà Nội 21/11/2020: tr. 548-557.  Vượt số lượng 01 bài báo trong nước.Ø 10.4. Sản phẩm đào tạo: 10.4.1. Hướng dẫn 01 sinh viên hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Đại học tháng 7/2020 tại Trường ĐH KHTN - ĐHQG Hà Nội. Tiêu đề khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng, liều lượng phân bón N,P,K đến năng suất, chất lượng cây dược liệu Ngưu tất tại xã Ngọc Long, tỉnh Hưng Yên. 10.4.2. Hướng dẫn 01 sinh viên hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Đại học tháng 7/2020 tại Trường ĐH KHTN - ĐHQG Hà Nội. Tiêu đề khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón N,P,K lên hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu của cây dược liệu Đương 4 quy tại xã Tứ Dân. Khoái Châu, Hưng Yên. 10.4.3. Đang hướng dẫn 01 học viên cao học làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, dự kiến tháng 10/2021 bảo vệ luận văn. Quyết định số 1863/QĐ-TĐHHN ngày 04/5/2021 của Hiệu trưởng trường Đại học Tài nguyên và Môi trường về việc giao đề tài và cử cán bộ hướng dẫn luận văn thạc sĩ cho học viên cao học khóa CH3A (2017-2019); CH4B (2019-2020); CH5B (2019-2021).  Vượt số lượng đào tạo 2 cử nhân.Ø 11. Địa chỉ đã áp dụng, hoặc đề nghị áp dụng (nếu có): 11.1. Tại tỉnh Hưng Yên: Đã áp dụng kết quả thí nghiệm để xây dựng mô hình trồng 1 ha đương quy và 1 ha ngưu tất tại xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu và xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ năm 2020-2021. 11.2. Tại tỉnh Sơn La: Trong tháng 10 năm 2020, chủ nhiệm đề tài đã liên kết với người dân ở xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trồng thử nghiệm một diện tích khoảng 7 sào Bắc bộ cây đương quy trên đất đồi, hiện cây sinh trưởng tốt. Đầu tháng 7/2021, hộ gia đình nông dân địa phương đã thu hoạch thăm dò 2 luống đương quy cho củ khá to, trung bình 9 củ/1 kg tươi. Diện tích đương quy còn lại vẫn đang chăm sóc, dự kiến thu hoạch vào tháng 9- 10/2021. 11.3. Kế hoạch trong vụ sau: Chủ nhiệm đề tài tiếp tục kết hợp với bà con nông dân tại địa phương và các đơn vị, các doanh nghiệp buôn bán dược liệu đương quy và ngưu tất để triển khai canh tác 2 loài cây dược liệu này trong những năm tiếp theo và tiến hành thu mua bao tiêu sản phẩm đầu ra.

6

Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc

27 tháng (từ 01/5/2019 đến 30/7/2021)

7

Kinh phí thực hiện

1.300.000 đồng

8

Ngày nghiệm thu

15/10/2021

9

Ngày đăng ký kết quả

15/11/2021

10

Ngày công nhận kết quả

18/11/2021

 

 

 

Liên kết