Công bố thông tin nhiệm vụ đã được đánh giá, nghiệm thu và đăng ký kết quả

Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm khắc phục hiện tượng ra quả cách năm góp phần tăng năng suất giống vải Trứng Hưng Yên tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên” đã được đánh giá, nghiệm thu và đăng ký kết quả lưu trữ tại Trung tâm Thông tin và thống kê KH&CN ngày 23/3/2021 và công nhận kết quả đăng ký ngày 24/3/2021. Sở Khoa học và Công nghệ Công bố thông tin kết quả đề tài như sau:

 

 

 

STT

Nội dung

Chỉ tiêu

1

Tên nhiệm vụ

“Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm khắc phục hiện tượng ra quả cách năm góp phần tăng năng suất giống vải Trứng Hưng Yên tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên”

2

Tổ chức chủ trì nhiệm vụ

Viện Nghiên cứu rau quả

3

Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

1. PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng – Chủ nhiệm

2. Thành viên tham gia chính:

- TS. Vũ Việt Hưng

- TS. Nguyễn Thị Tuyết

- ThS. Trần Thị Dậu

- KS. Vương Sỹ Biên

- CN. Nguyễn Văn Nguyên

4

Mục tiêu của nhiệm vụ

Xác định được các yếu tố hạn chế chính làm suy giảm năng suất và đề xuất quy trình kỹ thuật khắc phục hiện tượng ra quả cách năm góp phần tăng năng suất của giống vải Trứng Hưng Yên tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.

5

Kết quả thực hiện (tóm tắt)

1. Giống vải Trứng Hưng Yên là nguồn gen quý của huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Hầu hết các cây vải Trứng đang trong thời kỳ cho thu hoạch được trồng chủ yếu tại 2 xã Phan Sào Nam và Minh Tân, với quy mô khoảng hơn 20ha. Giống vải Trứng sinh trưởng khá khỏe, một năm phát triển được 4 – 5 đợt lộc, năng suất đạt khoảng 122,26kg/cây 20 năm tuổi nhưng số cây có quả/vườn thường chỉ đạt 25 - 30%. Khối lượng quả lớn (45,75 - 49,47g/quả), tỷ lệ cùi khá cao (75,38 - 79,07%). Vỏ quả khi chín 10 màu đỏ tươi, chất lượng quả ngon, cùi trắng trong không có vân nâu, ngọt đậm và thơm, giòn ráo và dễ bóc. Những yếu tố sau được cho là nguyên nhân chính của hiện tượng ra quả không ổn định của vải Trứng Hưng Yên: - Việc áp dụng quy trình kỹ thuật của các nông hộ trồng vải Trứng chưa đầy đủ, các biện pháp kỹ thuật canh tác cơ bản như: bón phân, cắt tỉa, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh hại đã không được áp dụng hoặc áp dụng không đồng bộ dẫn đến cây vải Trứng phát triển không cân đối, cây cao, cành dày, nhỏ và yếu, sâu bệnh nhiều đặc biệt là các loại rệp, sâu đục quả và bệnh sương mai, thán thư gây hại mạnh trong giai đoạn ra hoa, đậu quả non làm rụng quả hàng loạt. - Vải Trứng có tỷ lệ hoa cái rất thấp và chỉ bắt đầu nở khi hoa đực đã nở hết từ 1 đến 2 ngày. Thậm chí, có những năm, ở một số vườn, tỷ lệ hoa cái gần như bằng không. 2. Các biện pháp kỹ thuật thử nghiệm có ảnh hưởng khá rõ đến khả năng sinh trưởng, năng suất của vải Trứng Hưng Yên. Cụ thể: - Các công thức cắt tỉa thử nghiệm có tác dụng rõ trong việc kích thích sự hình thành đợt lộc thu thứ 2, tăng chất lượng cành lộc và nâng cao năng suất mà không ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng quả so với công thức đối chứng không cắt tỉa. Trong 2 công thức cắt tỉa thử nghiệm, công thức 2 đạt năng suất cao nhất, vượt trên 10% so với CT1 và 25,86% so với công thức đối chứng. - Khoanh cành vào 25/10 và 15/11 với kích thước vết khoanh 4mm có tác dụng rõ trong việc tăng tỷ lệ hoa cái, tăng tỷ lệ đậu quả. Công thức 3 khoanh cành vào 25/10 kích thước vết khoanh 4mm có năng suất cao nhất, đạt 123kg/cây năm 2019 và 141,5kg/cây vụ quả năm 2020, tăng so với đối chứng từ 26,20 – 31,02%. - Sử dụng một số chế phẩm qua lá đã làm tăng tỷ lệ cây ra hoa, tăng tỷ lệ đậu quả, tăng năng suất và không làm thay đổi chất lượng quả vải Trứng Hưng Yên. Công thức 1 sử dụng chế phẩm qua lá HPC - 97 HXN cho hiệu quả cao nhất, năng suất vượt từ 23,57 đến 24,24% so với đối chứng. - Áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp trên vải trứng Hưng Yên (công thức 1) có tác dụng tốt trong việc nâng cao năng suất vải Trứng, năng suất đạt 105,7kg/cây năm 2019 và 117,5kg/cây năm 2020, tăng so với đối chứng từ 21,39- 27,71%. 3 . Quy trình kỹ thuật 2 (gói 2): Cắt tỉa 2 lần; Bón 5kg HCVS + 1,2kg urea + 2,5 kg supe lân + 1,2kg kaliclorua/cây/năm; Khoanh vỏ 25/10 với kích thước vết khoanh 4mm; Phun HPC - 97 HXN; Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, tưới nước bổ sung vào các thời điểm: ra hoa, đậu quả non, đặc biệt thời kỳ quả phát triển mạnh có tác dụng rõ trong việc nâng cao năng suất vải Trứng. Mô hình áp dụng quy trình này có hiệu quả tăng 22,5% so với đối chứng. 4. Đã triển khai 02 lớp tập huấn và chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải Trứng Hưng Yên cho các nông hộ trồng vải. Thông qua việc tham gia tập huấn và thực hành người dân đã nắm bắt được các yêu cầu kỹ thuật mới cần áp dụng để nâng cao và ổn định năng suất vải Trứng.

6

Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc

Từ tháng 3/2018 – 2/2021

7

Kinh phí thực hiện

532.320.000đồng

8

Ngày nghiệm thu

10/3/2021

9

Ngày đăng ký kết quả

23/3/2021

10

Ngày công nhận kết quả

24/3/2021

 

 

 

Liên kết