Công bố thông tin nhiệm vụ đã được đánh giá, nghiệm thu và đăng ký kết quả

Đề tài “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để đẩy sớm thời vụ và dải vụ thu hoạch trên giống vải lai tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên” đã được đánh giá, nghiệm thu và đăng ký kết quả lưu trữ tại Trung tâm Thông tin và thống kê KH&CN ngày 7/10/2022và công nhận kết quả đăng ký ngày 13/10/2022. Sở Khoa học và Công nghệ Công bố thông tin kết quả đề tài như sau:

STT

Nội dung

Chỉ tiêu

1

Tên nhiệm vụ

“Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để đẩy sớm thời vụ và dải vụ thu hoạch trên giống vải lai tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên”

2

Tổ chức chủ trì nhiệm vụ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3

Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

1. ThS. Nguyễn Văn tráng  – Chủ nhiệm

2. Thành viên tham gia chính:

- KS. Nguyễn Văn Hanh

- nguyễn Thị Thu

- Nguyễn Thị Minh

- Bùi Tiến Dũng

- Vũ Việt Hưng

- Nguyễn Thị Thưởng

- Trần Duy Đông

- Trần Nguyên Lượng

- Nguyễn Thị Thu Hương

- Đồng Thị Phượng

4

Mục tiêu của nhiệm vụ

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật để đẩy sớm thời vụ và rải vụ thu hoạch trên giống vải lai tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên".

 

5

Kết quả thực hiện (tóm tắt)

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu, dẫn liệu có căn cứ khoa học cho các cán bộ kỹ thuật lĩnh vực cây ăn quả, nghề làm vườn, cán bộ quản lý trồng trọt, người trồng cây ăn quả tham khảo, hướng dẫn và sử dụng. - Sau khi Đề tài được nghiệm thu, quy trình kỹ thuật xử lý ra hoa, đậu quả làm sớm hơn thời vụ thu hoạch vải lai chín sớm Phù Cừ được Sở Nông nghiệp đưa vào ứng dụng trong thực tiễn sản xuất thông qua các lớp đào tạo, tập huấn, thông tin, tuyên truyền và triển khai áp dụng tại các mô hình thâm canh do các phòng, đơn vị chuyên môn thuộc Sở, do phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện như Phù Cừ, Ân Thi,… hướng dẫn, triển khai áp dụng. Bên cạnh đó, người dân trong và ngoài mô hình mà đề tài triển khai ứng dụng từ năm 2022 đã và đang tiếp tục áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật mà đề tài đã đưa vào nghiên cứu, ứng dụng. Đến nay có khoảng trên 50% diện tích trồng vải lai chín sớm Phù Cừ tại Tam Đa Phù Cừ đã tiến hành áp dụng quy trình kỹ thuật xử lý ra hoa, đậu quả làm sớm hơn thời vụ thu hoạch vải lai chín sớm Phù Cừ do đề tài đưa vào ứng dụng. Kết quả bước đầu đánh giá trên cây vải lai chín sớm tại các mô hình, các hộ gia đình áp dụng quy trình kỹ thuật do đề tài đề xuất ở niên vụ 2022-2023 như sau: cành lộc sinh trưởng, phát triển khỏe, kích thước dài và to; tỷ lệ cây ra hoa đạt trên 95%, tỷ lệ cành ra hoa đạt trên 93%; tỷ lệ đậu quả khá cao, đạt trên 15%; thời gian xuất hiện mầm hoa của các cây vải tại các mô hình thâm canh áp dụng quy trình kỹ thuật xử lý ra hoa, đậu quả làm sớm hơn thời vụ thu hoạch trên vải lai chín sớm Phù Cừ sớm hơn so với thâm canh truyền thống từ 7-10 ngày. Các cây vải sinh trưởng, phát triển tốt, không nhiễm sâu, bệnh hại, dự kiến cho năng suất cao tại niên vụ 2022-2023. 1.8. Nêu hiệu quả kinh tế (nếu có), tác động kinh tế - xã hội, môi trường, ý nghĩa khoa học, v.v.. mà những ứng dụng kết quả nhiệm vụ mang lại (nếu có): a) Hiệu quả kinh tế - Đề tài đã đề xuất được Quy trình kỹ thuật có khả năng đẩy sớm thời vụ, rải vụ thu hoạch vải đồng thời nâng cao năng suất, nâng cao thu nhập cho người dân vùng trồng vải lai chín sớm Phù Cừ. Năm 2022, mô hình thâm canh áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật đẩy sớm thời vụ thu hoạch vải do đề tài đề xuất tăng trên 8,4 triệu đồng/sào so với mô hình đối chứng. - Nếu thời tiết thuận lợi, không có diễn biến bất thường và người dân phòng trừ sâu, bệnh đúng theo hướng dẫn tại quy trình và khuyến cáo của chi cục BVTV, dự kiến vụ vải năm 2023 sẽ được mùa, được giá. Đặc biệt tại các mô hình, các hộ thâm canh áp dụng quy trình kỹ thuật xử lý ra hoa, đậu quả làm sớm hơn thời vụ thu hoạch trên vải lai chín sớm Phù Cừ sẽ cho thu hoạch sớm hơn so với thâm canh truyền thống khoảng 7-8 ngày và cho hiệu quả kinh tế cao hơn từ 9-10 triệu đồng/ha. b) Hiệu quả xã hội - Trang bị, bồi dưỡng cho người trồng vải các biện pháp kỹ thuật từ khâu chăm sóc đến khâu thu hoạch như tưới nước, bón phân, cắt tỉa, tạo tán, vệ sinh vườn cây, điều tra, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh tổng hợp trên cây vải, đồng thời hướng dẫn áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý ra hoa, đẩy sớm thời vụ như cắt tỉa, khoanh vỏ, xử lý hóa chất KClO3 đúng kỹ thuật và đúng thời điểm nhằm nâng cao năng suất, đẩy sớm thời vụ, rải vụ thu hoạch vải, góp phần khắc phục hiện tượng "được mùa mất giá" và nâng cao hiệu quả sản xuất cho người trồng vải. - Việc áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật trong xử lý ra hoa, đẩy sớm thời vụ, rải vụ thu hoạch vải và áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh tổng hợp cũng góp phần giảm thiểu số lần phun thuốc bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm môi trường,… qua đó góp phần nâng cao sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

6

Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc

24 tháng từ 03/2019 - 02/2022

7

Kinh phí thực hiện

814.353.832 đồng

8

Ngày nghiệm thu

14/9/2022

9

Ngày đăng ký kết quả

7/10/2022

10

Ngày công nhận kết quả

13/10/2022

 

Liên kết