Công bố thông tin nhiệm vụ đã được đánh giá, nghiệm thu và đăng ký kết quả

Đề tài “Xây dựng hệ thống thiết bị kiểm soát vi khí hậu để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản” đã được đánh giá, nghiệm thu và đăng ký kết quả lưu trữ tại Trung tâm Thông tin và thống kê KH&CN ngày 30/08/2022 và công nhận kết quả đăng ký ngày 07/09/2022. Sở Khoa học và Công nghệ Công bố thông tin kết quả đề tài như sau:

STT

Nội dung

Chỉ tiêu

1

Tên nhiệm vụ

“Xây dựng hệ thống thiết bị kiểm soát vi khí hậu để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản”

2

Tổ chức chủ trì nhiệm vụ

Công ty CP công nghệ phát triển nông nghiệp Việt Nam

3

Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

1. Kỹ sư Nguyễn Hoàng Giang – Chủ nhiệm

2. Thành viên tham gia chính:

Phạm ĐÌnh Trọng, Nguyễn Đình Trọng, Tràn Văn Trường, Dương Thành Nam, Lê Văn Nhân, Nguyễn Quàng Hưởng,Nguyễn Phúc Thịnh, Đinh Đức Khoa, Hoàng Thị Tú Oanh, Đặng Thái Sơn, Nguyễn Thị Bông, Lê Thế Hiệu.

4

Mục tiêu của nhiệm vụ

Mục tiêu chung:

Xây dựng hệ thống thiết bị kiểm soát vi khí hậu để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và đảm bảo chất lượng nông sản.

Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu chế tạo hệ thống thiết bị kiểm soát vi khí hậu phù hợp với các mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ tại tỉnh Hưng Yên.

- Áp dụng lắp đặt thử nghiệm cho các mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ tại tỉnh Hưng Yên.

- Đánh giá hiệu quả sản lượng nông nghiệp và chất lượng nông sản trước và sau lắp thiết bị kiểm soát vi khí hậu.

 

5

Kết quả thực hiện (tóm tắt)

Đề tài đã thực hiện đầy đủ mục tiêu cũng như các nội dung nghiên cứu đã đặt ra. Sản phẩm của đề tài là hệ thống thiết bị kiểm soát vi khí hậu để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và đảm bảo chất lượng nông sản. Bao gồm Phần cứng là hệ thống gồm cảm biến nhiệt, ẩm; Tủ điện điều khiển các thiết bị điện hỗ trợ vi khí hậu như quạt làm mát, máy bơm nước và phần mềm xử lý dữ liệu trên cloud và ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động.

Phần cứng được thiết kế và hoàn thiện với đầy đủ các tính năng đạt các yêu cầu đặt ra cho hệ thống:

  • Cảm biến nhiệt, ẩm giao tiếp với hệ thống điều khiển thiết bị hỗ trợ vi khí hậu, phát hiện, gửi cảnh báo tới người dùng qua Smartphone.
  • Vận hành thiết bị từ xa theo phần mềm trên điện thoại và có lưu lại dữ liệu để xây dựng đường chuẩn phục vụ việc tự động hóa.
  • Cảnh báo sự cố kết nối cảm biến qua ứng dụng giúp người giám sát tiếp nhận nhanh chóng, kịp thời thông báo và ra quyết định xử lý.
  • Giám sát điện áp, công suất tiêu thụ của nguồn điện cung cấp cho thiết bị. Từ đó phát hiện biến động bất thường về công suất tiêu thụ để cảnh báo quá tải, nguy cơ sự cố, bảo vệ thiết bị trong trường hợp thiếu pha điện.
  • Có khả năng ngắt nguồn điện cho phụ tải khu vực cần bảo vệ.
  • Kết nối Internet qua 4G không phụ thuộc vào WIFI cập nhật trạng thái thiết bị lên cloud.
  • Thông tin vận hành hệ thống được hiển thị đầy đủ trên điện thoại.
  • Người dùng có thể thiết lập cấu hình hệ thống một cách thuận lợi thông qua smartphone.
  • Nhiều người cùng vận hành và có phân quyền để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ.

Phần mềm được thiết kế bao gồm 2 phân hệ: Phân hệ thứ nhất là hệ thống backend có chức năng tiếp nhận và lưu trữ thông tin trạng thái thiết bị lên cloud; cung cấp dữ liệu cho frontend; Phân hệ thứ hai là ứng dụng chạy trên thiết bị di động (frontend) có chức năng hiển thị thông tin trạng thái vận hành của Hệ thống kiểm soát vi khí hậu các thông tin giám sát Tình trạng cảm biên, cường độ sóng, tình trạng thiết bị.

Hệ thống thiết bị đã giúp ích rất nhiều cho hoạt động sản xuất của chủ trang trại thông qua việc kiểm soát và vận hành từ xa. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn tiết kiệm nhân sự vận hành, trực hệ thống cũng như khắc phục sự cố nếu phát sinh.

So với các hệ thống nhập ngoại với chi phí từ 140.000.000đ – 300.000.000đ cho mỗi hệ thống thì việc tự sản xuất được trong nước làm giá thành của hệ thống chỉ còn 17.000.000đ – 20.000.000đ. Mức chi phí này hoàn toàn phù hợp với khả năng đầu tư của phần đa các trang trại vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng và Việt Nam nói chung. Từ đó, khả năng triển khai nhân rộng việc ứng dụng chuyển đổi số vào nông nghiệp sẽ khả thi và có khả năng tạo ra bứt phá trong thời gian tới.

Sau khi hoàn thiện hệ thống, đã có 100 trang trại được lắp đặt thử nghiệm và cho kết quả phân tích đánh giá bước đầu về chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng trong nông sản có sự cải thiện so với trước khi sử dụng.

Ngoài ra, ở 1 số trang trại có lưu trữ dữ liệu từ các năm trước, đã có sự phân tích, đánh giá hiệu quả tăng thêm trong quá trình 1 năm sử dụng. Đặc biệt đối với các trang trại chăn nuôi cho hiệu quả như: giảm số vật nuôi chết, rút ngắn thời gian nuôi, tăng hiệu quả đối với chủ trại…

 

6

Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc

2020-2022

7

Kinh phí thực hiện

782.384.273 đồng

8

Ngày nghiệm thu

01/08/2022

9

Ngày đăng ký kết quả

30/08/2022

10

Ngày công nhận kết quả

07/09/2022

 

 

 

 

Liên kết