3
|
Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính
|
1. TS. Lê Hoàng Hà – Chủ nhiệm
2. Thành viên tham gia chính:
Phạm ĐÌnh Trọng, Nguyễn Đình Trọng, Tràn Văn Trường, Dương Thành Nam, Lê Văn Nhân, Nguyễn Quàng Hưởng,Nguyễn Phúc Thịnh, Đinh Đức Khoa, Hoàng Thị Tú Oanh, Đặng Thái Sơn, Nguyễn Thị Bông, Lê Thế Hiệu.
|
5
|
Kết quả thực hiện (tóm tắt)
|
Đề tài đã thực hiện đầy đủ mục tiêu cũng như các nội dung nghiên cứu đã đặt ra. thực hiện đạt mục tiêu đề ra dựa trên cơ sở đánh giá được hiện trạng của đội ngũ giáo viên THCS của tỉnh Hưng Yên và đề xuất được hệ thống các giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS của tỉnh Hưng Yên trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
nhiệm vụ đã tiến hành điều tra 223 cán bộ quản lý giáo dục, 1.582 giáo viên THCS của tỉnh để đánh giá hiện trạng, trong đó đáng lưu ý là tại Hưng Yên đã có 101/169 trường THCS đạt Chuẩn quốc gia với 1.990 lớp, có 3.838 giáo viên THCS dạy 76.11 học sinh trong toàn tỉnh,… Đây cũng là cơ sở để đánh giá về thực trạng của hệ thống giáo dục THCS của tỉnh và chất lượng đội ngũ giáo viên THCS trong toàn tỉnh.
Trên cơ sở thực trạng, nhiệm vụ đã đề xuất được 05 nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS của tỉnh Hưng Yên trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, cụ thể: (1) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò quyết định chất lượng giáo dục, đào tạo của đội ngũ giáo viên THCS trong giai đoạn hiện nay; (2) Đảm bảo cơ cấu hợp lý, đáp ứng đủ số lượng và từng bước nâng cao chất lượng giáo viên THCS trên địa bàn; (3) Đổi mới, đa dạng hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo hướng mở; coi trọng việc tự đào tạo, bồi dưỡng là yếu tố đặc biệt quan trọng để phát triển năng lực giáo viên THCS trong thời kỳ 4.9; (4) Nâng cao chất lượng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; (5) Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, nhất là thanh kiểm tra, kiểm định chất lượng và giám sát hoạt động giáo dục ở trường THCS, tăng cường công tác giám sát, phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS trong toàn tỉnh.
Từ kết quả nghiên cứu, Ban chủ nhiệm nhiệm vụ đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 1.226 đồng chí lãnh đạo, quản lý, giáo viên và nhân dân (ngoài nội dung yêu cầu của nhiệm vụ) về tính khả thi của các giải pháp ở các mức Rất cần thiết/Rất khả thi; Cần thiết/Khả thi và Không cần thiết/Không khả thi. Qua kết quả, hầu hết các ý kiến được trưng cầu đều đánh giá ở mức cần thiết đến rất cần thiết/khả thi đến rất khả thi của các nhóm giải pháp trên.
|