Công bố thông tin nhiệm vụ đã được đánh giá, nghiệm thu và đăng ký kết quả

Đề tài “Nghiên cứu, biên soạn lịch sử và số hóa di tích cây đa và đền La Tiến phục vụ hoạt động quản lý di tích lịch sử cách mạng tỉnh Hưng Yên” đã được đánh giá, nghiệm thu và đăng ký kết quả lưu trữ tại Trung tâm Thông tin và thống kê KH&CN ngày 20/7/2022 và công nhận kết quả đăng ký ngày 2/8/2022. Sở Khoa học và Công nghệ Công bố thông tin kết quả đề tài như sau:

STT

Nội dung

Chỉ tiêu

1

Tên nhiệm vụ

“Nghiên cứu, biên soạn lịch sử và số hóa di tích cây đa và đền La Tiến phục vụ hoạt động quản lý di tích lịch sử cách mạng tỉnh Hưng Yên”

2

Tổ chức chủ trì nhiệm vụ

Viện Quốc tế Pháp Ngữ - Đại học Quốc gia HN

3

Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

1. Ngô Tự Lập – Chủ nhiệm

2. Thành viên tham gia chính:

Nguyễn Thị Thu Hằng; Đào Tùng; Phùng Danh Thắng; Nguyễn Hồng Quang; Trần Thị Quyên; Phan Xuân Thắng; Hoàng Oánh; Nguyễn Thị Thu Hường; Nguyễn Thị Thu Hằng.

4

Mục tiêu của nhiệm vụ

Mục tiêu chung:

Nghiên cứu, biên soạn lịch sử và số hóa di tích lịch sử cây đa và đền La Tiến phục vụ hoạt động quản lý di tích lịch sử cách mạng, phục vụ bảo tồn, phát huy và quảng bá du lịch, học tập, giáo dục cho tỉnh Hưng Yên và cả nước nói chung.

 Mục tiêu cụ thể:

- Biên soạn tài liệu về lịch sử cây đa và đền La Tiến;

- Ứng dụng công nghệ thông tin số hóa cây đa và đền La Tiến phục vụ hoạt động quản lý di tích lịch sử cách mạng.

5

Kết quả thực hiện (tóm tắt)

Di tích lịch sử cây đa và đền La Tiến có giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa và giáo dục, phản ánh sinh động chiều sâu văn hóa, tính cách của nhân dân Hưng Yên, mặt khác góp phần truyền cảm hứng, thôi thúc các thế hệ phấn đấu vươn lên sao cho xứng đáng với sự mong đợi, kỳ vọng của các thế hệ cha ông. Việc tiến hành các nội dung nghiên cứu này sử dụng công nghệ, phương pháp hiện đại, đặc biệt công nghệ đa phương tiện nhằm số hóa những tư liệu/hình ảnh lưu trữ và hiện tại để phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo tồn là rất đúng với chủ trương chính sách của tỉnh và nhà nước. Nhờ mạng Internet tốc độ cao đã và đang trở nên phổ biến, di tích quan trọng này sẽ được giới thiệu rộng rãi đến mọi người dân Việt Nam và bạn bè thế giới, góp phần tích cực vào việc quảng bá hình ảnh thân thiện và du lịch thông minh của Hưng Yên nói riêng và Việt Nam nói chung. Sản phẩm này nằm trong xu thế “chuyển dịch số” góp phần xây dựng du lịch thông minh. Sản phẩm là một ví dụ điển hình của phương pháp tiếp cận liên ngành, kết hợp thành tựu của Công nghệ thông tin với các giá trị lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ nhằm tạo ra những sản phẩm thông minh trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Việc chuyển giao sản phẩm cho đơn vị thụ hưởng góp phần hiện đại hóa hoạt động của các ngành du lịch, văn hóa, giáo dục của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng của ngành. Kết quả dự án có thể chuyển giao dễ dàng và tùy biến cho các dự án số hóa các di sản văn hóa, di tích lịch sử khác. Dự án cũng sẽ mở ra phương pháp và mô hình ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong CNTT để góp phần bảo tồn, phổ biến, tôn vinh và phát huy giá trị của các di sản văn hóa Việt Nam đến với toàn thể nhân dân trong nước và bạn bè trên thế giới. Khả năng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu Dự án sẽ được liên doanh liên kết với một doanh nghiệp chuyên về số hóa đã có nhiều sản phẩm được khẳng định trên thị trường

6

Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc

5/2020-10/2021

7

Kinh phí thực hiện

586.690.000 đồng

8

Ngày nghiệm thu

29/6/2022

9

Ngày đăng ký kết quả

20/7/2022

10

Ngày công nhận kết quả

2/8/2022

 

 

 

Liên kết