3
|
Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính
|
1. TS. Đỗ Thị Thu Hằng – Chủ nhiệm
2. Thành viên tham gia chính:
Trần Tuấn Anh; Bùi Minh Hằng; Đinh Hồng Linh; Nguyễn Hữu Thu; Dương Công Hiệp; Nguyễn Tiến Đạt; Nguyễn Tiên DŨng; Phạm Văn Thủy; Hà Thị Hằng; Đỗ ĐỨc Quang; Dương Thị Luyến.
|
4
|
Mục tiêu của nhiệm vụ
|
Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng dịch vụ công cộng nông thôn tại tỉnh Hưng Yên, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ công cộng nông thôn góp phần nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới và xây dựng thành công nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ công cộng nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ công cộng nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ công cộng nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ công cộng nông thôn góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
|
5
|
Kết quả thực hiện (tóm tắt)
|
DVCCNT góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương, giúp tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn và phân bổ lại lao động trong khu vực nông thôn. Đặc biệt, trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu việc phát triển DVCCNT là yếu tố then chốt giúp các địa phương xây dựng thành NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Bởi các DVCCNT đã đóng góp trực tiếp vào tiêu chí trong Bộ tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu về y tế, giáo dục, giao thông, nước sạch và vệ sinh môi trường. Từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đề tài rút ra một số kết luận sau: Hệ thống hóa, xây dựng thành công cơ sở lý luận về DVCCNT góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó, chỉ rõ DVCCNT cơ bản góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên 5 nhóm dịch vụ chính: Dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, dịch vụ giao thông, dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường. Phát triển dịch vụ công cộng nông thôn được đánh giá qua hai nội dung: Phát triển về mặt số lượng và phát triển về mặt chất lượng dịch vụ. Đánh giá chất lượng DVCCNT đánh giá qua 5 yếu tố: Sự tin cậy; năng lực phục vụ; sự đồng cảm; phương tiện hữu hình và tính đáp ứng. Căn cứ từ lý luận khoa học về DVCCNT và kết quả khảo sát phát triển DVCCNT. Đề tài đã phản ánh đúng thực trạng phát triển DVCCNT và đánh giá chính sách liên quan đến DVCCNT trong XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Kết quả phát triển DVCCNT đã góp xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện nay. Đề tài đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng DVCCNT, chỉ rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về phát triển DVCCNT góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên tại tỉnh Hưng Yên.
Đề tài đã đề xuất các giải pháp phát triển DVCCNT góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trên hai nhóm giải pháp cơ bản: Giải pháp chung gồm 4 nhóm giải pháp: (1) Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể từ huyện đến cơ sở. (2) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ cộng công nông thôn trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đối với người dân và cán bộ quản lý. (3) Đẩy mạnh xã hội hóa DVCCNT góp phần XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. (4) Hoàn thiện cơ chế, chính sách quy định, hướng dẫn, hỗ trợ DVCCNT trong XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và giải pháp cụ thể theo từng lĩnh vực DVCCNT: (1) Dịch vụ y tế; (2) Dịch vụ giáo dục; (3) Dịch vụ giao thông; (4) Dịch vụ nước sạch; (5) Dịch vụ vệ sinh môi trường.
|