Công bố thông tin nhiệm vụ đã được đánh giá, nghiệm thu và đăng ký kết quả

Đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh HY” đã được đánh giá, nghiệm thu và đăng ký kết quả lưu trữ tại Trung tâm Thông tin và thống kê KH&CN ngày 20/4/2022 và công nhận kết quả đăng ký ngày 27/4/2022. Sở Khoa học và Công nghệ Công bố thông tin kết quả đề tài như sau:

STT

Nội dung

Chỉ tiêu

1

Tên nhiệm vụ

“Nghiên cứu đánh giá hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh HY”

2

Tổ chức chủ trì nhiệm vụ

Chi cục ATVSTP - Sở y tế

3

Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

1. Thạc sỹ, Bác sỹ CK II Đỗ Mạnh Hùng– Chủ nhiệm

2. Thành viên tham gia chính:

Thạc sỹ Nguyễn Thanh Long;

Thạc sỹ, Bác sỹ Nguyễn Thị Việt Hồng Thạc sỹ Vũ Huy Kha Thạc sỹ Phạm Vân Thành Cử nhân Nguyễn thị Phương Lan Kỹ sư Lê Quang Vinh Kỹ sư Nguyễn Văn Hải Cử nhân Nguyễn Thị Thanh Đào

4

Mục tiêu của nhiệm vụ

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hưng Yên phù hợp với sự phát triển của tỉnh.

5

Kết quả thực hiện (tóm tắt)

Qua quá trình thu thập và phân tích số liệu, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

1. Thực trạng quản lý theo chuỗi chất lượng, nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm tại các bếp ăn tập thể nhà máy, xí nghiệp, trường học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

1.1. Khối lượng nguyên liệu, thực phẩm của cơ sở kinh doanh, cung cấp nguyên liệu vào:

- Bếp ăn tập thể có vốn đầu tư nước ngoài:

Có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương/ không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương: Rau ăn lá: 18/770 tấn (2,3%); rau ăn củ: 10/340 tấn (2,9%); rau ăn quả: 12/501 tấn (2,4%); thủy sản: 7/195 tấn (3,6%).

- Bếp ăn tập thể có vốn đầu tư trong nước:

Có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương/ không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương: Rau ăn lá: 15,6/836 tấn (1,9%); rau ăn củ: 8/885 tấn (0,9%); rau ăn quả: 9/973 tấn (0,9%); thủy sản: 1,2/271,7 tấn (0,4%).

1.2. Cơ sở cung cấp nguyên liệu thực phẩm có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương mà các các bếp ăn tập thể nhà máy, xí nghiệp, trường học đã thu mua

- Bếp ăn tập thể có vốn đầu tư nước ngoài: 2/12 cơ sở sản xuất rau, củ, quả; 7/11 cơ sở xay xát gạo; 1/1 cơ sở nuôi trồng thủy sản.

- Bếp ăn tập thể có vốn đầu tư trong nước ngoài: 1/100 cơ sở sản xuất rau, củ, quả; 31/74 cơ sở xay xát gạo; 1/65 cơ sở nuôi trồng thủy sản.

1.3. Người trực tiếp lựa chọn, cung cấp nguyên liệu, thực phẩm

- Có kiến thức về lựa chọn thịt an toàn chiếm 47,3%.

- Có kiến thức về thịt được tẩm ướp hóa chất bảo quản: 42,6%.

- Có kiến thức về thịt lợn được nuôi bằng chất tạo nạc: 22,3%.

- Có kiến thức về giá đỗ được ngâm tẩm thuốc kích thích sinh trưởng: 60,9%.

- Có kiến thức về gạo không an toàn: 2,4%.

- Có kiến thức về thịt được tẩm ướp hóa chất bảo quản: 42,6%.

- Khám sức khỏe định kỳ: 14,1%

2. Một số giải pháp can thiệp đã thực hiện quản lý đối với chuỗi chất lượng, nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm tại các bếp ăn tập thể nhà máy, xí nghiệp, trường học trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

2.1. Can thiệp thông qua kiểm tra, giám sát: hướng dẫn cơ sở về cách lập sổ sách ghi chép theo dõi truy xuất nguồn gốc nguyên liệu, thực phẩm, tổ chức hợp đồng với những cơ sở kinh doanh, sản xuất nguyên liệu thực phẩm chấp hành đúng quy định của pháp luật.

Số cơ sở được hướng dẫn:

- Đối với bếp ăn tập thể có vốn đầu tư nước ngoài: có 22/64 cơ sở (chiếm 34,4%).

- Đối với bếp ăn tập thể có vốn đầu tư trong nước: có 181/465 cơ sở (chiếm 38,9%).

2.2. Ban hành văn bản yêu cầu các bếp ăn tập thể thực hiện hợp đồng mua nguyên liệu với cơ sở đầy đủ thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật.

- 100% cơ sở bếp ăn tập thể tham gia nghiên cứu đã nhận được văn bản của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

- Bếp ăn tập thể vốn đầu tư nước ngoài chấp hành yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước là 12/73 bếp ăn tập thể (chiếm 16,4%).

- Bếp ăn tập thể vốn đầu tư trong nước chấp hành yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước là 27/374 bếp ăn tập thể (chiếm 9,0%).

2.3. Tổ chức xây dựng mô hình điểm về an toàn toàn thực phẩm.

Cơ sở được công nhận mô hình điểm phải đạt tiêu chí có hợp đồng mua bán nguyên liệu với đơn vị cung cấp chấp hành đầy đủ thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật

Năm 2018 có 08 bếp ăn tập thể mô hình điểm.

Năm 2019 có 27 bếp ăn tập thể mô hình điểm.

 

2.4. Tổ chức hội nghị ký cam kết mua bán nguyên liệu thực phẩm an toàn

Tại hội nghị ký cám kết có 10 bếp ăn tập thể đã ký cám kết mua nguyên liệu  với 07 cơ sở sản xuất rau, củ quả an toàn đã được cấp chứng nhận VietGap.

2.5. Cung cấp tên các cở sản xuất, kinh doanh nguyên liệu thực phẩm có đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các bếp ăn tập thể thuộc đối tượng nghiên cứu

- Số lượng tên cơ sở trong danh sách được cung cấp: 75 cơ sở.

- 100% bếp ăn tập thể đã nhận được danh sách tên 75 cơ sở cung cấp nguyên liệu, thực phẩm an toàn.

 

6

Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc

11/2020-3/2022

7

Kinh phí thực hiện

84.150.000 đồng

8

Ngày nghiệm thu

30/3/2022

9

Ngày đăng ký kết quả

20/4/2022

10

Ngày công nhận kết quả

27/4/2022

 

 

 

Liên kết