Công bố thông tin nhiệm vụ đã được đánh giá, nghiệm thu và đăng ký kết quả

Đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp để phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên” đã được đánh giá, nghiệm thu và đăng ký kết quả lưu trữ tại Trung tâm Thông tin, thống kê, ứng dụng KH&CN ngày 23/8/2022 và công nhận kết quả đăng ký ngày 26/8/2022. Sở Khoa học và Công nghệ Công bố thông tin kết quả đề tài như sau:

STT

Nội dung

Chỉ tiêu

1

Tên nhiệm vụ

“Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp để phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên”

2

Tổ chức chủ trì nhiệm vụ

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên

3

Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

1. ThS. Nguyễn Văn Phê – Chủ nhiệm

2. Thành viên tham gia chính:

- CN. Đỗ Tiến Hùng

- ThS. Đỗ Văn Khải

- ThS. Phan Xuân Quyết

- ThS. Trần Tuấn Dương

- ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy

- ThS. Nguyễn Mạnh Đạt

- ThS. Đoàn Thị Tuyết

- ThS. Đoàn Vân Phong

- ThS. Nguyễn Phương Ngà

- ThS. Lương Anh Đức

- ThS. Nguyễn Thị Ngà

- ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Dung

- ThS. Nguyễn Kim Chất

- CN. Nguyễn Thị Thu Hiền.

4

Mục tiêu của nhiệm vụ

Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp để phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên

5

Kết quả thực hiện (tóm tắt)

Đề tài đã thực hiện đầy đủ mục tiêu cũng như các nội dung nghiên cứu đã đặt ra.

Ban Chủ nhiệm đề tài đã tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và phỏng vấn chuyên sâu dành cho 4 khách thể đến từ các trường THPT trên địa bàn tỉnh gồm: Cán bộ quản lý trong nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh. Kết quả, phần lớn cán bộ quản lý có nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ, mục tiêu, vai trò của công tác GDHN đối với học sinh THPT; 81,14% số cán bộ quản lý cho rằng hình thức GDHN cho học sinh tốt nhất là dạy cho từng lớp riêng biệt hoặc theo cả khối; 61% số giáo viên xác định đúng vai trò, 94% số giáo viên xác định đúng mục đích của công tác hướng nghiệp; 85% số giáo viên xác định đúng cách tiếp cận với công tác GDHN; 53% số học sinh tham gia đầy đủ hoạt động GDHN, 28% số học sinh tham gia không đầy đủ, 19% số học sinh ít hoặc không tham gia; 29% số học sinh cảm thấy hoạt động GDHN tại nhà trường là hứng thú; 98% số phụ huynh học sinh trả lời việc chọn nghề do con yêu thích và tự quyết định... 


Theo đánh giá, GDHN được thực hiện từ cuối cấp THCS tiếp nối lên THPT nhưng những thông tin về năng lực định hướng nghề nghiệp của mỗi học sinh không được lưu trữ lại theo từng năm học khiến công tác GDHN không có tính kết nối và kế thừa thông tin giữa các cấp học, khối học của từng học sinh; nội dung GDHN tại nhà trường chú trọng lý thuyết, thông tin nghề nghiệp chưa có tính thời sự, chưa cập nhật những nghề mới, ít nội dung tích hợp hoạt động trải nghiệm thực tế; hình thức GDHN chưa phong phú, linh hoạt; đa số học sinh có nhận thức đúng đắn về vai trò của GDHN nhưng không phải tất cả đều quan tâm và hứng thú... 


Trên cơ sở hiện trạng, Ban Chủ nhiệm đề tài đề xuất bộ giải pháp tổ chức GDHN để phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT gồm: nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên phụ trách GDHN; xã hội hóa giáo dục; cải tiến nội dung GDHN bảo đảm tính thời sự, hữu dụng nhằm thu hút học sinh, cập nhật những nghề mới, đa dạng hóa hình thức hoạt động GDHN; tăng cường liên kết với các đối tác tham gia vào công tác GDHN; nâng cao năng lực, nhận thức của học sinh, phụ huynh học sinh về vai trò, ý nghĩa của hoạt động GDHN.

 

6

Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc

5/2020-3/2022

7

Kinh phí thực hiện

380.000.000 đồng

8

Ngày nghiệm thu

26/7/2022

9

Ngày đăng ký kết quả

23/8/2022

10

Ngày công nhận kết quả

26/8/2022

 

 

 

 

Liên kết