Công bố thông tin nhiệm vụ đã được đánh giá, nghiệm thu và đăng ký kết quả

Đề tài “Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và giải pháp góp phần khắc phục căn bản tình trạng phát âm và viết sai chính tả hai phụ âm L và N của học sinh Tiểu học, THCS tỉnh Hưng Yên nói riêng và một bộ phận người dân tỉnh HY nói chung” đã được đánh giá, nghiệm thu và đăng ký kết quả lưu trữ tại Trung tâm Thông tin, thống kê, ứng dụng KH&CN ngày 2/10/2021 và công nhận kết quả đăng ký ngày 5/10/2021. Sở Khoa học và Công nghệ Công bố thông tin kết quả đề tài như sau:

STT

Nội dung

Chỉ tiêu

1

Tên nhiệm vụ

“Đánh giá hiện trạng môi trường và ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý mùi và chất thải rắn tại các trang trại chăn nuôi gà tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”

2

Tổ chức chủ trì nhiệm vụ

Trung tâm tư vấn Khoa học công nghệ Tài nguyên Môi trường - HVNN Việt Nam

3

Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

1. TS. Nguyễn Thị Minh; TS. Phạm Châu Thùy – Chủ nhiệm

2. Thành viên tham gia chính:

STT

Nội dung

Chỉ tiêu

1

Tên nhiệm vụ

“Nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và giải pháp góp phần khắc phục căn bản tình trạng phát âm và viết sai chính tả hai phụ âm L và N của học sinh Tiểu học, THCS tỉnh Hưng Yên nói riêng và một bộ phận người dân tỉnh HY nói chung”

2

Tổ chức chủ trì nhiệm vụ

Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh Hưng Yên

3

Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

1. : TS. NGUYỄN KHẮC HÀO – Chủ nhiệm

2. Thành viên tham gia chính:

- CN. Ngô Xuân Thái

- ThS. Nguyễn Văn Phê

- TS. Lương Thị Hiền

- TS. Lê Hữu Tỉnh

- GS.TS. Bùi Minh Toán

- ThS. Phan Xuân Quyết

- PGS.TS. Đặng Thị Hảo Tâm

- TS. Đặng Thị Thu Hiền

- TS. Thành Đức Hồng Hà

- TS. Nguyễn Thu Hường.

4

Mục tiêu của nhiệm vụ

Xuất phát từ khảo sát thực trạng, nguyên nhân hiện tượng phát âm và viết chính tả nhầm lẫn hai phụ âm đầu L - N ở học sinh, người dân Hưng Yên, nhóm nghiên cứu đề ra những nhóm giải pháp căn bản khắc phục hiện tượng này.

Trên cơ sở nền tảng lí thuyết đã xác lập, nhóm nghiên cứu biên soạn bộ học liệu dạng văn bản và dạng media để học sinh, người dân Hưng Yên có thể đưa vào nhiều phạm vi rèn luyện, ứng dụng.

 

5

Kết quả thực hiện (tóm tắt)

1.Khảo sát trên diện rộng toàn tỉnh Hưng Yên, kết hợp xem xét những trường hợp thực tiễn, nhóm nghiên cứu thu đượckết quả về thực trạng đáng lưu ý có thể kể đến là: Kết quả khảo sát lỗi chính tả củahọc sinh tiểu học cho thấy 2036/2500 học sinh tiểu học Hưng Yên nhầm lẫn tất cảN thành L (81.44% tổng số học sinh được khảo sát), 1355/2500 học sinh tiểu họcnhầm lẫn tất cả L thành N (54.2% tổng số học sinh được khảo sát). Kết quả khảosát phát âm cho thấy tại thành phố Hưng Yên, 15.71% học sinh tiểu học và THCSnhầm lẫn L àN, 24.29% học sinh tiểu học nhầm lẫn N ->L, 40% nhầm lẫn cả hailoại; tại khu vực các huyện, tỉ lệ tương ứng là 23.91%, 47.39 % và 35.65 %.

Hiện trạng nhầm lẫn L - N trong phát âm và viết chính  nổi lên một số xu hướng như sau: Một là, xu hướng nhầm lẫn L - N xảy ra trong cả viết chính tả và phát âm trong khi đọc, giao tiếp. Hai là, trong các đối tượng được khảo sát, đối tượng học sinh tiểu học là đối tượng có xu hướng nhầm lẫn L - N xảy ra trong cả viết chính tả và phát âm, đặc biệt trong khi đọc, giao tiếp nhiều nhất. Ba là, các biểu hiện nhầm lẫn L - N khá phong phú theo từng nhóm đối tượng, từng cấp học (đối với học sinh). Do đó, cần có những giải pháp phù hợp với từng đối tượng để có thể khắc phục tình trạng nhầm lẫn L - N xảy ra trong cả viết chính tả và phát âm trong khi đọc, giao tiếp một cách hiệu quả nhất.

2. Những lộ trình và giải pháp chung gồm có: Xây dựng môi trường giao tiếp chuẩn mực;giáo dục ý thức sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực; nâng cao chất lượng giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường.

Nhóm giải pháp cụ thể để khắc phục lỗi phát âm nhầm lẫn L - N gồm: Luyện phát âm rời từng âm tố L - N dựa vào đặc trưng cấu âm; Ghép/ láy các tiếng có L - N thành các từ có nghĩa và luyện phát âm (có ghi âm); Tạo câu có chứa từ/tiếng bắt đầu bằng L - N và/ hoặc luyện phát âm các câu có nhiều tiếng chứa L - N (có ghi âm lại để kiểm chứng); Luyện phát âm các đoạn văn/ bài thơ/ bài hát… có nhiều tiếng chứa L - N dễ gây nhầm lẫn (có ghi âm để kiểm chứng).

Nhóm giải pháp cụ thể để khắc phục lỗi chính tả nhầm lẫn L - N gồm: Phân biệt chính tả L và N dựa vào chiều cao con chữ; Phân biệt chính tả L và N dựa vào quy tắc cấu tạo âm tiết tiếng Việt.

Hình thức tổ chức của giáo viên cho HS rèn luyện phát âm và chính tả phân biệt L - Ncần đa dạng, phong phú. Nếu bắt đầu từ việc luyện phát âm dựa vào đặc trưng cấu âm của các âm /n/ và /l/ thì việc phát âm các âm này sẽ không còn là một phản xạ vô thức mà sẽ trở thành phản xạ có điều kiện, có ý thức. Việc sửa phát âm nhầm lẫn do vậy cũng có thể tạo ra một thói quen mới cho người học, giúp người học dần phát âm chuẩn và nhanh hơn. Dù với biện pháp và hình thức nào thì việc tổ chức luyện phát âm và chính tả theo chuẩn N - Lcũng luôn cần được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, với sự kiên trì, nỗ lực cả từ phía người dạy và người học. 

3. Với hệ thống sản phẩm đa dạng như trên, gói học liệu hỗ trợ học sinh, giáo viên có thể:

- Rèn luyện toàn diện cả phát âm và chính tả, trong đó đặc biệt chú trọng mục tiêu rèn luyện phát âm;

- Hỗ trợ học sinh rèn luyện trong suốt quá trình học tập lâu dài, song hành cùng chương trình môn Tiếng Việt trong nhà trường theo các chủ điểm học tập;

- Hỗ trợ thầy cô nguồn học liệu để tự khai thác, tổ chức hoạt động trên lớp, phát huy sự sáng tạo của các thầy cô;

- Thay đổi hình thức học tập đa dạng hơn với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, kĩ thuật số, học qua kênh chữ, kênh hình, kênh âm thanh, kênh đa phương tiện truyền thông;

- Kết nối những không gian học tập khác nhau từ nhà trường đến gia đình, xã hội.

 

6

Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc

2019-2021

7

Kinh phí thực hiện

924.970.000 đồng

8

Ngày nghiệm thu

24/9/2021

9

Ngày đăng ký kết quả

2/10/2021

10

Ngày công nhận kết quả

5/10/2021

 

 

 

- ThS. Nguyễn Thị Thu Hà

- TS. Nguyễn Thu Hà

- TS. Đào Thị Thùy Linh

- ThS. Lê Minh Nguyệt

- TS. Trịnh Quang Huy

- ThS. Hồ Thị Thúy Hằng

- CN. Nguyễn Đức Sơn.

4

Mục tiêu của nhiệm vụ

Đánh giá hiện trạng môi trường và ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý mùi và chất thải rắn tại các trang trại chăn nuôi gà tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

5

Kết quả thực hiện (tóm tắt)

Đề tài thực hiện đạt các nội dung đề ra

 

6

Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc

2019-2020

7

Kinh phí thực hiện

437.859.000 đồng

8

Ngày nghiệm thu

10/3/2020

9

Ngày đăng ký kết quả

02/5/2020

10

Ngày công nhận kết quả

08/5/2020

 

 

 

Liên kết