Công bố thông tin nhiệm vụ đã được đánh giá, nghiệm thu và đăng ký kết quả

Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX trong thúc đẩy sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân tỉnh HY” đã được đánh giá, nghiệm thu và đăng ký kết quả lưu trữ tại Trung tâm Thông tin, thống kê, ứng dụng KH&CN ngày 6/11/2021và công nhận kết quả đăng ký ngày 11/11/2021. Sở Khoa học và Công nghệ Công bố thông tin kết quả đề tài như sau:

STT

Nội dung

Chỉ tiêu

1

Tên nhiệm vụ

“Nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX trong thúc đẩy sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân tỉnh HY”

2

Tổ chức chủ trì nhiệm vụ

Học viện chính trị quốc gia HCM

3

Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính

1. TS. Vũ Thế Tùng – Chủ nhiệm

2. Thành viên tham gia chính:

- ThS. Hà Thị Bích Thủy

- PGS.TS. Nguyễn Thị Ngân

- TS. Phạm Thị Hoàng Hà

- TS. Nguyễn Văn Quyết

- TS. Nguyễn Dương Hùng

- TS. Phạm Mạnh Toàn.

- TS. Vi Thị Lan Hương

- ThS. Nguyễn Thị Thu Hương

- TS. Nguyễn Anh Tuấn

- ThS. Đặng Văn Lưỡng

- ThS. Lê Thế Hiệu

4

Mục tiêu của nhiệm vụ

Mục tiêu chung: Mục tiêu tổng quát của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, đề tài đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp trong thúc đẩy sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân tỉnh Hưng Yên.

Mục tiêu cụ thể

 - Trình bày khái quát lý luận chung về hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp trong thúc đẩy sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

 - Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trong thúc đẩy sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân tỉnh Hưng Yên thời gian qua.

 Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trong thúc đẩy sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.

5

Kết quả thực hiện (tóm tắt)

Sau khi Luật hợp tác xã 2012 ra đời, các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có những sự thay đổi quan trọng, các HTX theo mô hình cũ được tổ chức lại, nhiều HTX được thành lập mới, cơ cấu tổ chức bộ máy HTX dần được hoàn thiện, người nông dân nhận thức rõ hơn về vai trò của HTX trong thúc đẩy sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nên tự nguyện tham gia, cùng góp sức, góp vốn, sử dụng dịch vụ, cùng nhau thực hiện các quy trình sản xuất, hỗ trợ nhau trong chế biến, tiêu thụ sản phẩm, mối liên kết giữa các thành viên HTX ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn. Các HTX nông nghiệp đã từng bước khẳng định vai trò của mình, tích cực chuyển đổi mô hình, cách thức tổ chức, mở rộng lĩnh vực hoạt động. Nhờ đó, hiệu quả thực tế của các HTX trong thúc đẩy sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân ngày càng được nâng cao. Các HTX đã khẳng định vai trò của mình trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tham gia xây dựng nông thôn mới, cải thiện đời sống người nông dân. Sự hài lòng của người dân khi tham gia vào các HTX đã tăng lên đáng kể. Trong thúc đẩy sản xuất, các HTX đã từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng các loại hình dịch vụ cung ứng vật tư, dịch vụ, nhất là cung ứng cách dịch vụ đầu vào cho quá trình sản xuất. Đồng thời, các HTX cũng phát huy vai trò trong hỗ trợ tiếp cận vốn phục vụ sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ đào tạo nhân lực, kết nối thành viên nhằm thực hiện các quy trình nông nghiệp đảm bảo theo quy chuẩn… thông qua đó giúp quá trình sản xuất của nông dân chuyển biến theo hướng hợp lý, hiệu quả, giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Trong hỗ trợ chế biến sản phẩm, các HTX đã bước đầu phát huy vai trò trong chế biến sản phẩm cho nông dân. Đó là sự hỗ trợ về vốn, kho bãi, máy móc, trang thiết bị, công nghệ chế biến… Một số HTX đầu tư hệ thống dây chuyền máy móc, thiết bị sử dụng các công nghệ chế biến hiện đại vào hoạt động. Lãnh đạo và các thành viên HTX đã tích cực, chủ động hơn trong việc 135 kết nối với chính quyền, các doanh nghiệp, các HTX khác để chế biến sản phẩm cho nông dân. Qua đó, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh, xây dựng thương hiệu, tạo lập vị thế cho sản phẩm nông sản địa phương trên thị trường. Một số sản phẩm chủ lực của Tỉnh đã vươn ra thị trường trong nước và xuất khẩu đi một số thị trường trên thế giới. Trong tiêu thụ sản phẩm, các HTX đã tích cực trong việc xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường, tăng cường kết nối với các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị, tham gia hội chợ, mở các kênh thông tin, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước. Nhiều hợp tác xã đã xây dựng được các liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị ngành hàng. Việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm đã góp phần quan trọng giúp nông dân giải quyết vấn đề đầu ra của sản xuất, nâng cao giá trị, thu nhập cho người nông dân, từ đó tạo động lực, thôi thúc các HTX và hộ nông dân đầu tư sản xuất, đảm bảo quy trình, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, tích cực tìm kiếm thị trường mới… Sự hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh Hưng Yên đối với các HTX trong thời gian qua đã phát huy tác dụng, giúp nhiều HTX giải quyết được những vấn đề lớn như: tiếp cận vốn ưu đãi, đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, kết nối doanh nghiệp, kết nối vùng, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm… qua đó giúp cho các HTX hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh những kết quả đạt được, hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh còn tồn tại nhiều hạn chế, đa số các hợp tác xã mới chỉ tập trung hoạt động cung ứng dịch vụ đầu vào cho sản xuất, chưa quan tâm nhiều cho hoạt động chế biến sản phẩm, nguồn vốn đầu tư còn ít, công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch nhìn chung đang ở trình độ kỹ thuật thấp, các sản phẩm được chế biến chưa nhiều, chủ yếu là xuất thô hoặc qua sơ chế đơn giản; Hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của các HTX thời gian qua tuy đã được Tỉnh, các HTX quan tâm hơn nhưng còn mang tính thời điểm, không liên tục và thiếu ổn định, nhiều HTX chưa thực sự chủ động trong tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình, việc sử dụng công 136 nghệ thông tin trong quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử còn hạn chế, việc kết nối, xây dựng chuỗi giá trị chưa được nhiều HTX quan tâm; tình trạng thiếu nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao; lãnh đạo một số HTX và các thành viên chưa thực sự chủ động, năng động, sáng tạo trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm… Trong thời gian tới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tiếp tục là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Để tăng cường phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những mặt còn hạn chế, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX trong thúc đẩy sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân tỉnh Hưng Yên đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đó là: nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, người dân về vai trò của HTX trong thúc đẩy sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển HTX; Hệ thống tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể, HTX; phát huy tiềm lực của HTX và vai trò chủ thể của nông dân; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp; xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ; tăng cường bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực nhất là cán bộ lãnh đạo, điều hành… nhằm tạo ra những động lực, đưa HTX phát triển, góp phần xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh như tinh thần mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã chỉ ra.

6

Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc

Năm 2020 - 2021

7

Kinh phí thực hiện

451.640.000 đồng

8

Ngày nghiệm thu

6/10/2021

9

Ngày đăng ký kết quả

6/11/2021

10

Ngày công nhận kết quả

11/11/2021

 

 

Liên kết