hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới; Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới

Ngày 17/04/2024 Sở Khoa học và Công nghệ ban hành công văn số 266/SKHCN-CNĐMST về việc hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới; Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới theo Công văn số 1217/BKHCN-ƯDCN ngày 12/4/2024 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Ngày 21 tháng 4 hằng năm được Liên hợp quốc chọn làm Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới trong mọi khía cạnh của sự phát triển con người. Ngày 26 tháng 4 hàng năm được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) chọn làm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới. Năm 2024, WIPO công bố chủ đề “Sở hữu trí tuệ và các mục tiêu phát triển bền vững: Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới sáng tạo”.

Năm 2023 là năm đầu tiên Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương trên cả nước (viết tắt là PII theo tiếng Anh Provincial Innovation Index), là chỉ số tổng hợp của 52 chỉ số thành phần, được chia làm 7 trụ cột, gồm: 5 trụ cột đầu vào (thể chế; vốn con người và nghiên cứu, phát triển; cơ sở hạ tầng; trình độ phát triển của thị trường; trình độ phát triển của doanh nghiệp) và 2 trụ cột đầu ra (sản phẩm tri thức, sáng tạo và công nghệ; tác động). Tỉnh Hưng Yên xếp hạng 18/63 tỉnh, thành phố.

Trong năm 2023, công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của tỉnh Hưng Yên tiếp tục nhận được sự quan tâm hơn của các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh. Đạt được nhiều kết quả tích cực, thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc thù, chủ lực của tỉnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển tài sản trí tuệ và Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh. Góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hỗ trợ 06 doanh nghiệp và cá nhân đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp trong nước với 14 nhãn hiệu, 10 kiểu dáng công nghiệp; toàn tỉnh có có 23 Đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp; 337 Đơn yêu cầu cấp giấy đăng ký nhãn hiệu. Văn bằng có: 02 Sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp bằng độc quyền; 04 Kiểu dáng công nghiệp được cấp bằng độc quyền; 96 Nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận đăng ký,… đã giúp phát triển thương hiệu sản phẩm hàng hóa; phát triển 30 thương hiệu các sản phẩm đặc trưng thế mạnh của tỉnh; nội dung tuyền truyền sâu rộng giúp nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về tài sản trí tuệ trong hội nhập kinh tế; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ, tham gia hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị. Ngoài ra Sở còn tăng cường các hoạt động  phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được sự quan tâm của tỉnh và các địa phương. Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh lần thứ III, năm 2023, Cuộc thi “Tìm kiếm sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính tỉnh năm 2023”.  Hỗ trợ 02 đơn vị áp dụng nhân rộng 03 sáng kiến. Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng 02 phóng sự tuyên truyền về hoạt động sáng kiến. Hội đồng sáng kiến đã tổ chức 03 đợt họp, xét công nhận sáng kiến; trình Chủ tịch UBND tỉnh công nhận 63 sáng kiến.

Đến nay, Tỉnh Hưng Yên có 31 sản phẩm tiêu biểu, đặc thù được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, cụ thể: 01 chỉ dẫn địa lý “Hưng Yên” cho sản phẩm nhãn lồng. 11 nhãn hiệu chứng nhận: Nghệ Chí Tân - Khoái Châu; Chuối tiêu hồng Khoái Châu; Vải lai chín sớm Phù Cừ; Mật ong hoa nhãn Hưng Yên; Rượu Lạc Đạo; Rượu Trương Xá; Nếp thơm Hưng Yên; Vải trứng Hưng Yên; Long nhãn Hưng Yên; Cam Hưng Yên; Đúc đồng Lộng Thượng - Văn Lâm. 19 nhãn hiệu tập thể: Tương Bần; Quất cảnh Văn Giang; Gà Đông Tảo; Chạm bạc Huệ Lai; Cam Quảng Châu; Cam Văn Giang; Cam Đồng Thanh; Hoa Cây cảnh Xuân Quan; Mộc Hòa Phong- Mỹ Hào; Bánh tẻ Phụng Công - Văn Giang; Nấm Nam Hàn - Ân Thi; Mộc Thụy Lân- Yên Mỹ; Mộc Đại Tập- Khoái Châu; Giò chả Trai Trang-Yên Mỹ; Dược liệu Nghĩa Trai-Văn Lâm; Hoa cây cảnh Phụng Công - Văn Giang; Hương Thôn Cao - Thành phố Hưng Yên; Dược liệu Khoái Châu - Hưng Yên; Mộc Dương Quang - Mỹ Hào. Đây là một trong những bước đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề của tỉnh Hưng Yên nhằm hướng tới sản xuất bền vững và tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực, đặc thù của tỉnh, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, kế hoạch, kết hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới; Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới tập trung vào: Treo pano, băng rôn, áp phích khẩu hiệu tuyên truyền tại các khu vực công cộng, đường phố, trụ sở cơ quan và các địa điểm phù hợp khác. Phối hợp với các cơ quan phát thanh, truyền hình, thông tấn, báo chí của Trung ương và địa phương tăng thời lượng phát sóng, đăng tải các nội dung về kết quả triển khai hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Tổ chức các hội thảo chuyên đề, tọa đàm, giao lưu trực tiếp hoặc trực tuyến về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hưởng ứng tham gia cuộc thi tìm hiểu trực tuyến “Tìm hiểu về chính sách, pháp luật của ngành Khoa học và Công nghệ” (thông tin chi tiết về Cuộc thi đăng tải tại Website: https://Congdoan.most.gov.vn). Biểu dương, động viên, khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể, cá nhân xuất sắc, có nhiều đóng góp cho việc thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Quý độc giả có thể tải toàn văn Công văn số 266/SKHCN-CNĐMST tại đây:

Tải xuống:

Trường Long

Liên kết