Cải thiện Chỉ số QI4SD của Việt Nam năm 2024

Tháng 11/2024, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) đã phát hành phiên bản thứ 2 của Chỉ số QI4SD bao gồm các điểm cải tiến phản ánh các dữ liệu mới và cải thiện phương pháp tính. Tại Chỉ số QI4SD năm 2024, Việt Nam có điểm chỉ số tổng hợp là 51, trong đó tiêu chuẩn hóa là 29 điểm, đánh giá sự phù hợp là 30, đo lường là 25, công nhận là 79, chính sách là 93.

Gần một thập kỷ đã trôi qua kể từ khi Liên Hợp Quốc giới thiệu về Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) vào năm 2015, xác định nền tảng cho các nỗ lực toàn cầu để hướng tới một tương lai bền vững và công bằng. 17 mục tiêu gồm xã hội, kinh tế và các ưu tiên về môi trường nhằm mục đích giải quyết những thách thức cấp bách trong thời đại của chúng ta. Cần thiết để hiện thực hóa những tham vọng này là Cơ sở hạ tầng chất lượng (Quality Infrastructure – QI) là hệ thống của một quốc gia bao gồm các tiêu chuẩn, quy định và sự giám sát. QI đảm bảo các sản phảm và dịch vụ đáp ứng chất lượng được quốc tế công nhận và các yêu cầu về an toàn, hỗ trợ các khía cạnh quan trọng của phát triển bền vững, ví dụ thương mại quốc tế, sáng kiến, bảo vệ người tiêu dùng và nỗ lực hướng đến môi trường bền vững.

UNIDO có vai trò quan trọng trong phát triển QI, cụ thể ở các nền kinh tế đang phát triển, nhằm hỗ trợ quá trình các quốc gia hướng đến Mục tiêu Phát triển bền vững. Công nhận sự cần thiết có một công cụ để nhắm đến mục tiêu đánh giá và hướng dẫn cải tiến QI trên phạm vi toàn cầu, UNIDO đã giới thiệu Chỉ số Hạ tầng chất lượng với Phát triển bền vững – Quality Infrastructure for Sustainable Development Index (sau đây gọi tắt là Chỉ số QI4SD) vào năm 2022. Chỉ số này được coi là một nền tảng toàn diện, kết hợp các chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng của Hệ thống QI của các quốc gia nhằm đóng góp vào Mục tiêu Phát triển bền vững. So với việc chỉ đo lường sự phát triển bền vững một cách trực diện, chỉ số QI4SD đánh giá tính hiệu quả của Hệ thống QI với vệc hỗ trợ các Mục tiêu Phát triển bền vững, cho phép các quốc gia theo dõi tiến trình và tập trung cải thiện chỉ số.

Chỉ số QI4SD sử dụng cách tiếp cận chỉ số tổng hợp, tích hợp các khía cạnh QI chủ chốt: đo lường, tiêu chuẩn hóa, đánh gia sự phù hợp, công nhận và chính sách chất lượng. Mỗi lĩnh vực này đều cần thiết để xây dựng một hệ thống QI đáng tin cậy, cho phép các quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế, thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng và hỗ trợ các mục tiêu môi trường. Hơn nữa, các khía cạnh này phản ánh với các ưu tiên SDG trong các mục tiêu: Thịnh vượng, Con người và Hành tinh, làm nổi bật cách Hệ thống QI làm nền tảng cho nỗ lực phát triển bền vững trong các lĩnh vực khác nhau. Thông qua cấu trúc này, Chỉ số cho phép so sánh giữa các quốc gia, xác định điểm mạnh và khoảng cách.

Tháng 11/2024, UNIDO đã phát hành phiên bản thứ 2 của bao gồm các điểm cải tiến phản ánh các dữ liệu mới và cải thiện phương pháp tính. Chỉ số QI4SD năm 2024 bao gồm 155 quốc gia, nhiều hơn 18 quốc gia so với phiên bản năm 2022. Chỉ số QI4SD bao gồm 4 chỉ số bao gồm: chỉ số tổng thể, chỉ số con người, chỉ số hành tinh, chỉ số thịnh vượng.

Đánh giá lại chỉ số QI4SD năm 2022 của Việt Nam: chỉ số tổng hợp là 37, trong đó tiêu chuẩn hóa là 36 điểm, đánh giá sự phù hợp là 11, đo lường là 25, công nhận là 77, không có điểm chính sách. Nhưng đến năm 2024, Việt Nam có điểm chỉ số tổng hợp là 51, trong đó tiêu chuẩn hóa là 29 điểm, đánh giá sự phù hợp là 30, đo lường là 25, công nhận là 79, chính sách là 93. Như vậy, so với chỉ số QI4SD năm 2022 tăng điểm chỉ số tổng hợp là 14 điểm, trong đó điểm tiêu chuẩn hóa giảm 7 điểm, đánh giá sự phù hợp tăng 19 điểm, công nhận tăng 2 điểm và bổ sung thêm điểm chính sách.

Nguồn:https://tcvn.gov.vn/

Liên kết