4 yếu tố giúp Hưng Yên là địa phương có “sức hút nóng” về công nghiệp

Hưng Yên đang tập trung chuyển đổi các khu, cụm công nghiệp hiện hữu thành các trung tâm thân thiện với môi trường bằng cách nghiêm cấm các ngành Công nghiệp gây ô nhiễm. Cách tiếp cận chiến lược này dự kiến sẽ thu hút được nguồn đầu tư đáng kể, hiện đã đảm bảo được 18 nguồn đầu tư cho các khu công nghiệp xanh.

 

4 yếu tố giúp Hưng Yên là địa phương có “sức hút nóng” về công nghiệp
Hưng Yên có 17 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 4.300ha, trong đó có 11 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và thu hút thành công vốn đầu tư của các Công ty lớn như: Mektec Manufacturing, Hoya Glassdisk, Canon.

Hưng Yên là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng gồm 10 huyện, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, diện tích tự nhiên 930,20km2.

Là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, Hưng Yên có nhiều lợi thế về tăng trưởng kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng, tiến bộ xã hội. Tổng dân số Hưng Yên khoảng 1.300.000 người và có xu hướng tăng đều đặn từ năm 1996.

Đến năm 2023, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 69%. Theo đó, cơ quan này đã đề ra mục tiêu cụ thể cho giai đoạn tiếp theo là tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 71%, đồng thời bổ sung thêm một số trung tâm đào tạo nghề trong khu công nghiệp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Hiện nay, toàn tỉnh Hưng Yên có 17 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 4.300ha, trong đó có 11 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và thu hút thành công vốn đầu tư của các công ty lớn như: Mektec Manufacturing, Hoya Glassdisk, Canon.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng đến 11% với các ngành chế biến thực phẩm, đồ gỗ, điện tử, điều khiển số máy tính là những ngành hấp dẫn nhất. Trong số các nước đầu tư vào tỉnh, Nhật Bản là nước đầu tư lớn nhất với 51% tổng vốn đăng ký. Tiếp theo là Hàn Quốc với 12%.

Theo Savills, 4 yếu tố khiến Hưng Yên nổi lên là điểm nóng công nghiệp hiện nay: Thứ nhất, vị trí chiến lược. Hưng Yên nằm ở trung tâm của các trung tâm công nghiệp như Bắc Ninh, Hải Dương và Hải Phòng, cùng với vị trí gần Hà Nội, một cảng biển lớn và hệ thống đường bộ.

Thứ hai, phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Theo đó, Hưng Yên tập trung chuyển đổi các khu, cụm công nghiệp hiện hữu thành các trung tâm thân thiện với môi trường bằng cách nghiêm cấm các ngành Công nghiệp gây ô nhiễm. Cách tiếp cận chiến lược này dự kiến sẽ thu hút được nguồn đầu tư đáng kể, hiện đã đảm bảo được 18 nguồn đầu tư cho các khu công nghiệp xanh.

Thứ ba, triển khai dự án nhanh, công tác giải phóng mặt bằng. Cụ thể, phát triển mặt bằng tại các khu công nghiệp Hưng Yên đã có những tiến triển đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng kịp thời.

Thứ tư, xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp. Tỉnh Hưng Yên phối hợp với các cơ quan chuyên ngành xây dựng hệ thống thông tin kinh tế - xã hội và các chính sách để thực hiện xúc tiến đầu tư, quản lý, huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Đáng chú ý, sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Kế hoạch và Đầu tư Hưng Yên năm 2024 đã nhấn mạnh trọng tâm chiến lược của Chính phủ đối với địa phương này.

Nguồn: https://baoxaydung.com.vn

Liên kết