Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã chủ động xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về Halal gồm tiêu chuẩn về thực phẩm Halal, sản xuất nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi và giết mổ động vật theo Halal như: tiêu chuẩn quốc gia về “tổ chức chứng nhận Halal”, tiêu chuẩn quốc gia “TCVN 14230:2024 dịch vụ du lịch thân thiện với người Hồi giáo; các yêu cầu để tạo thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch Hồi giáo tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp hội nghị tại Việt Nam...
Hội nghị do Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ KH&CN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng tổ chức, thu hút sự tham gia (trực tiếp và trực tuyến) của khoảng 500 đại biểu trong và ngoài nước, gồm các ban, bộ, ngành và một số địa phương; các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước đã sản xuất, xuất khẩu sản phẩm Halal; đại diện Hiệp hội và viện nghiên cứu, trường đại học liên quan; đại diện chức sắc Hồi giáo và tổ chức chứng nhận Halal tại Việt Nam; cơ quan quản lý Halal một số nước; tổ chức quốc tế và khu vực; cơ quan đại diện nước ngoài tại Hà Nội; doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, kinh doanh liên quan đến Halal...
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, trong những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng trở nên phổ biến. Thị trường tiêu thụ sản phẩm Halal phân bổ khắp thế giới, từ các nước Hồi giáo đến phi Hồi giáo, từ các nền kinh tế phát triển đến đang phát triển. Có được sự phát triển đó là do các sản phẩm Halal đáp ứng nhiều tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe, chất lượng, xanh, sạch, có đạo đức trong chế biến và góp phần bảo vệ môi trường.
Điều này góp phần mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam, khi chúng ta có lợi thế về nông nghiệp, công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Đồng thời, Việt Nam còn là quốc gia có nền tảng vững chắc về KH&CN để nghiên cứu và phát triển các sản phẩm Halal chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ KH&CN đã chủ động xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về Halal gồm các tiêu chuẩn về thực phẩm Halal, về sản xuất nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi và giết mổ động vật theo Halal.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, Bộ KH&CN đã chủ động xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về Halal.
Trong năm 2023, Bộ KH&CN đã công bố tiêu chuẩn quốc gia về “tổ chức chứng nhận Halal”. Đồng thời, năm 2024, Bộ KH&CN đã chỉ đạo thành lập “Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia” và xây dựng tiêu chuẩn quốc gia “TCVN 14230:2024 Dịch vụ du lịch thân thiện với người Hồi giáo - Các yêu cầu để tạo thuận lợi cho việc thu hút khách du lịch Hồi giáo tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp hội nghị tại Việt Nam. Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt bày tỏ tin tưởng, tiêu chuẩn quốc gia này sẽ góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch, lữ hành Việt Nam tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm của mình thông qua việc phục vụ dòng khách từ Trung Đông và các quốc gia Hồi giáo, đóng góp vào chương trình phát triển ngành Halal của Việt Nam.
Nhằm tiếp tục nâng cao năng lực chứng nhận Halal của Việt Nam, Bộ KH&CN sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các đối tác quốc tế xây dựng một hệ sinh thái Halal bền vững, từ việc tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất, tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ nhằm đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ của Việt Nam đạt được các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất.
Bộ KH&CN mong muốn được hợp tác chặt chẽ với các nước bạn, các đối tác quốc tế, để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, mở rộng cơ hội hợp tác và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành Halal, không chỉ tại Việt Nam mà còn trong khu vực và trên toàn thế giới trong thời gian tới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt và các đại biểu dự Hội nghị chụp ảnh lưu niệm.
Trong khuôn Hội nghị, Bộ KH&CN đã giới thiệu Trung tâm chứng nhận Halal quốc gia Việt Nam (HALCERT) và bộ tiêu chuẩn Halal Việt Nam.
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia sâu hơn vào thị trường Halal toàn cầu, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự quan tâm của các địa phương, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Việt Nam có thế mạnh về sản xuất, cung ứng sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm, du lịch, dệt may... và là mắt xích quan trọng trong các chuỗi cung ứng toàn cầu với 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết. Việt Nam cũng có quan hệ tốt đẹp với nhiều quốc gia Hồi giáo lớn trên thế giới.
Ngoài ra, việc tham gia hiệu quả, bài bản vào thị trường Halal toàn cầu sẽ giúp khai mở thị trường Halal giàu tiềm năng, tạo thêm động lực mới cho phát triển kinh tế bền vững của đất nước, qua đó hình thành nên một cấu phần mới, quan trọng của nền kinh tế, đó là hệ sinh thái Halal.
Ông Yousif S.AlHarbi, Phó Chủ tịch Trung tâm Halal Saudi Arabia, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Saudi Arabia (SFDA) cho biết, bằng cách áp dụng chứng nhận Halal, Việt Nam khẳng định mình là nguồn cung cấp sản phẩm Halal được chứng nhận đáng tin cậy, mở ra cơ hội mới cho các nhà sản xuất Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Với hai phiên thảo luận chính gồm: Phát huy nội lực xây dựng ngành Halal Việt Nam - Tiềm năng và định hướng; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phát triển ngành Halal Việt Nam - Cơ hội và triển vọng. Hội nghị tập trung vào các nội dung: Tiềm năng và triển vọng phát triển ngành Halal Việt Nam; Tiềm năng và định hướng phát triển ngành Halal của địa phương; Thuận lợi và khó khăn cần tháo gỡ của doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thị trường Halal toàn cầu...
Nguồn: https://www.most.gov.vn/