So sánh liên phòng là công việc quan trọng trong hoạt động đo lường, thử nghiệm, nó diễn ra dưới các cấp độ khác nhau phục vụ từng mục đích cụ thể.
Trên bình diện từng quốc gia, việc tổ chức so sánh liên phòng là hoạt động hết sức cần thiết, nhằm đánh giá năng lực thực tế của phòng thí nghiệm để nâng cao tính đúng đắn của kết quả và sự công nhận lẫn nhau về kết quả của phép đo lường hoặc thử nghiệm.
Kết quả so sánh liên phòng cũng là cơ sở về năng lực của các phòng thử nghiệm, phòng đo lường để tổ chức chứng nhận, công nhận xem xét khi đánh giá.
So sánh liên phòng còn giúp cơ quan, đơn vị phát hiện ra những điểm bất cập, chưa phù hợp của đo lường Việt Nam (quy trình kiểm định, thử nghiệm, hiệu chuẩn); Rà soát lại tính đúng đắn của phép đo, thử, kiểm tra; Các đơn vị tự phát hiện và điều chỉnh những điểm chưa phù hợp của chính mình, sai số hệ thống, sai số ngẫu nhiên, các thành phần tham gia vào độ không đảm bảo đo, các yếu tố gây sai số.

Ngoài ra còn chỉ ra những lưu ý khi thực phép đo, thử, kiểm tra và xử lý số liệu (bảng tính exell, thứ tự thao tác đo,…); khi vận chuyển chuẩn, duy trì, bảo dưỡng, sử dụng chuẩn sao cho đúng và không hư, hại chuẩn.
Theo chuyên gia, trình tự chung triển khai chương trình so sánh liên phòng (gồm 7 bước): thứ nhất, xây dựng dự thảo thủ tục kỹ thuật; thứ hai, mời các tổ chức tham gia thực hiện chương trình; thứ ba, tổ chức hội thảo chuẩn bị; thứ tư, tổ chức luân chuyển mẫu so sánh và thực hiện so sánh theo thủ tục kỹ thuật; thứ năm, xây dựng dự thảo báo cáo kết quả; thứ sáu, tổ chức hội thảo kết thúc; thứ bảy, xem xét phê duyệt và công bố kết quả chính thức.
Nguon:
https://tcvn.gov.vn/