Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết trong Đảng và ý nghĩa khoa học của tư tưởng trên

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết trong Đảng và ý nghĩa khoa học của tư tưởng trên

                                                      ThS. Lê Cao Độ - ThS. Trịnh Hồng Thắm

                                                       Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh

Đã 52 năm kể từ ngày Bác đi xa, "về với C.Mác, V.I.Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác", dù vậy, Người đã để lại cho Đảng, nhân dân ta những lời huấn thị sâu sắc trong bản Di chúc bất hủ- văn kiện lý luận vĩ đại, nêu lên những vấn đề sách lược, chiến lược cho cách mạng Việt Nam. Một trong những nội dung cốt lõi trong bản Di chúc của Người là tư tưởng về đoàn kết trong Đảng.

Trở lại với bản Di chúc của Bác, có thể nói, trong 5 nội dung cơ bản thì vấn đề về Đảng được Người nêu trước tiên- "trước hết nói về Đảng". Trong Di chúc, hai chữ "đoàn kết" được Người nhắc đi, nhắc lại và nhấn mạnh nhiều lần (8 lần), trong đó có 5 lần Người nhấn mạnh sự đoàn kết trong Đảng. Với Hồ Chí Minh, đoàn kết thống nhất trong đảng là vấn đề cốt tử của Đảng, đồng thời là vấn đề sống còn của dân tộc, là cơ sở tăng cường và củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam đến những thắng lợi to lớn. Người đã từng nhấn mạnh: "Một điểm rất quan trọng cũng là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt. Đó là đoàn kết"; "đoàn kết là sức mạnh nhất của ta", là then chốt của mọi thành công :"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công".

Đảng là tập hợp những cá nhân ưu tú- tinh hoa nhất của dân tộc, cho nên sự đoàn kết trong đảng là nhắm phát huy cao độ năng lực trí tuệ, sức sáng tạo của đội ngũ tiên phong. Sự đoàn kết, thống nhất trong đảng là tiền đề, điều kiện thực hiện đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế, tạo nên sức mạnh vô địch. Mặt khác, Đảng cũng là một tổ chức chiến đấu, vì vậy sự đoàn kết trong đảng cũng là yêu cầu để đảm bảo sự thống nhất trong ý chí cũng như hành động của Đảng trong thực tiễn. Trong Di chúc, khẳng định sự cần thiết phải xây dựng sự đoàn kết nhất trí trong đảng, Người viết: "Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta", "Nhờ đoàn kết chặt chẽ một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc  cho nên từ ngày thành lập đến nay Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác"[1]. Luận điểm trên đã chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến những thắng lợi của cách mạng Việt Nam là do vai trò lãnh đạo của Đảng, là sự "đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc" của Đảng ta.

Cơ sở để xây dựng đoàn kết trong Đảng là đường lối, quan điểm của Đảng và Điều lệ Đảng tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, về tổ chức, từ đó có sự thống nhất về hành động của toàn Đảng, nhằm đưa đường lối, quan điểm của Đảng vào cuộc sống, biến các chủ trương của Đảng thành hành động cách mạng của quần chúng nhân dân. Người căn dặn, nếu xa rời điều này, chỉ có thể tạo ra sự đoàn kết thống nhất hình thức, đoàn kết mà không thống nhất hoặc thống nhất mà không đoàn kết. Cách mạng càng phát triển, nhiệm vụ càng nặng nề, do đó phải củng cổ và tăng cường sự đoàn kết và thống nhất trong toàn Đảng. Bác đã nhiều lần nhấn mạnh: "ngày nay, sự đoàn kết trong đảng là quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là sự đoàn kết chặt chẽ giữa các cán bộ lãnh đạo"[2]. Từ việc khẳng định đoàn kết là truyển thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta, trong Di chúc, Người đặt ra yêu cầu: "Các đồng chí từ trung ương đến các chi bộ cần phảỉ giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình"[3]. Luận điểm của Bác "giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình" là cách so sánh vô cùng độc đáo, ẩn chứa nhiều hàm ý tuy cô đọng, súc tích nhưng lại vô cùng sâu sắc của Hồ Chí Minh. Chỉ khi giữ gìn được sự đoàn kết nhất trí trong đảng mới giúp cho Đảng ta có được sự sáng suốt trong lãnh đạo, trong tổ chức, trong xây dựng và thực hiện những đường lối chiến lược cách mạng cho dân tộc. Đồng thời, nếu Đảng không giữ gìn được sự đoàn kết nhất trí chẳng khác nào "con ngươi mắt bị hỏng" sẽ không thể nhìn thấy đường đi.

Không chỉ căn dặn toàn Đảng ta phải giữ gìn sự đoàn kết, trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ cách thức phương pháp thực hiện sự đoàn kết trong Đảng, đó là: "Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau"[4]. Bác nói nguyên lý đoàn kết, không thực hiện dân chủ thì không đoàn kết được, nhất là dân chủ trong đảng. Vì Đảng ta là đảng cầm quyền duy nhất thế nên nếu không dân chủ trong đảng thì làm sao dân chủ sâu rộng trong nhân dân được. Bác dạy thường xuyên tự phê bình và phê bình: "Mục đích phê bình cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ"[5], mục đích của tự phê bình và phê bình nhằm tăng cường sức mạnh đoàn kết trong đảng, để đi đến càng đoàn kết, "đoàn kết, phê bình, tự phê bình thật thà để đi đến đoàn kết hơn nữa"[6]. Bác dạy Đảng ta: phê bình việc chứ không phê bình người, phải trên tinh thần đồng chí yêu thương lẫn nhau. Lời căn dặn của Bác thật chí tình, chí lý, thể hiện tình cảm bao dung, nhân văn ở Người.

Những tư tưởng về Đảng nói chung, về đoàn kết thống nhất trong Đảng nói riêng trong Di chúc của Bác luôn có tính thời sự, có ý nghĩa khoa học- thực tiễn vô cùng to lớn trong điều kiện hiện nay. Trên cơ sở thấm nhuần những lời di huấn trong Di chúc của Bác về xây dựng Đảng, trong đó có vấn đề đoàn kết trong đảng, trải qua hơn 90 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, với bản lĩnh của một đảng cách mạng chân chính, dạn dày kinh nghiệm, luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, kịp thời khắc phục những sai lầm, yếu kém, khuyết điểm nhằm xây dựng Đảng ta xứng đáng là đảng cầm quyền, thật sự là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, như lời căn dặn, di huấn trong bản Di chúc thiêng liêng của Người.

 Hiện nay, cuộc vận động "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã và đang diễn ra rộng khắp trên cả nước,  bước đầu đi vào chiều sâu và đã khẳng định tính thiết thực trong thực tiễn đời sống. Đến nay, sau 52 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng nước ta đã giành được nhiều thành tựu vô cùng to lớn dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đất nước ta đang "thay da đổi thịt" hàng ngày, diện mạo của đất nước không ngừng được thay đổi, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao, đời sống của nhân dân ta ngày càng được cải thiện rõ rệt. "Đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, vào công cuộc đổi mới và triển vọng phát triển của đất nước", "khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường"

 

 

Liên kết