Bất động sản phía Đông đang trở thành tâm điểm của Hà Nội khi được hưởng lợi bởi kết nối hạ tầng đồng bộ nhờ nằm trong tam giác kinh tế lớn nhất khu vực phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Bên cạnh đó, quỹ đất sạch còn nhiều tạo lợi thế cho việc kiến tạo các dự án cao cấp, với những dấu ấn về chất lượng - tiện ích và phong cách sống, thu hút được người mua, giúp thị trường khu Đông Thủ đô vẫn giữ "nhiệt" trong giai đoạn bất động sản "ngủ đông".
03 lợi thế tạo sức hút mạnh mẽ
Trong 10 năm trở lại đây, bất động sản phía Đông Hà Nội có tiến trình phát triển ấn tượng. Từ địa hạt của nhà thu nhập thấp, khu vực này chứng kiến cuộc đổ bộ của nhiều ông lớn địa ốc với sự thâm nhập của đa dạng loại hình bất động sản. Cuộc cách mạng về giá trị và thương hiệu bất động sản khu Đông Hà Nội được tạo nên nhờ 3 lợi thế mạnh mẽ.
Quỹ đất rộng, địa lý thuận lợi: Khu vực phía đông TP Hà Nội nằm đối diện với khu vực đô thị lõi của Hà Nội như quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hồ Tây. Về cơ bản, nơi đây còn khá nhiều quỹ đất và có vị trí lợi thế về địa lý: Tiếp giáp với các vùng của Thủ đô nằm trên trục đi xuống các cảng biển dưới Hải Phòng, Quảng Ninh, tiếp giáp cả khu vực phía Bắc, là trục kết nối các cảng biển với khu vực phía Bắc.
Hạ tầng quy hoạch bài bản: Theo quy hoạch Thủ đô được Chính phủ phê duyệt đến năm 2030, tầm nhìn 2045, khu Đông Hà Nội được dự kiến xây dựng trở thành chùm đô thị hiện đại văn minh thiết kế mới như những quốc gia phát triển.
Hình thành những khu đô thị khác biệt: Hiện khu vực phía Đông đang hình thành các khu đô thị xanh, thông minh. Các tiêu chí về thẩm mỹ đương đại, quy chuẩn xanh, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn thông minh phía Đông đang là khu vực dẫn dắt.
Với tầm nhìn phát triển của chính phủ, khu Đông Hà Nội đang được quy hoạch trở thành một trong ba trục phát triển chính của thành phố. Tương lai gần, khi Hà Nội và 9 tỉnh, thành phố phía Bắc được liên kết, trở thành một vùng đô thị của cả nước thì khu Đông sẽ là điểm giao thoa sầm uất bậc nhất của khu vực. Hứa hẹn khu Đông sẽ là điểm đến của những cuộc đại dịch chuyển cả về dân số lẫn kinh tế với quy mô lớn. Tiềm năng vô hạn trong việc khơi thông kết nối liên kết vùng, mở không gian phát triển mới, khơi thông tiềm năng của các khu vực động lực.
Lý giải lý do bất động sản Hưng Yên tăng trưởng mạnh, thu hút nhà đầu tư nội đô
Trong năm 2023, Hưng Yên trở thành điểm sáng về nguồn cung bất động sản khi chính phủ duyệt chủ trương định hướng tới năm 2025, Hưng Yên dự kiến sẽ cung cấp hơn 10,06 triệu m2 sàn nhà ở. Nhờ bước nhảy vọt cả về số lượng và tiềm năng thuộc khu Đông Hà Nội, bất động sản Hưng Yên trở thành điểm nóng hiếm hoi thu hút nhà đầu tư nội đô trong thời kỳ bất động sản "ngủ đông".
Hưng Yên chiếm lĩnh hơn 60% nguồn cung mới trong quý III/2023
Báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam quý 3 và 9 tháng năm 2023 của DatXanh Services cho thấy, so với cùng kỳ, 9 tháng đầu năm 2023, thị trường tiếp tục khan hiếm nguồn cung mới, tỷ lệ hấp thụ giảm sâu về mức trung bình trên dưới 20%. Trong đó, thị trường Hưng Yên chiếm lĩnh hơn 60% nguồn cung mới tại khu vực trong quý III/2023 và chủ yếu là sản phẩm thấp tầng.
Nguồn cung tăng trong giai đoạn ảm đạm, liên tục thiết lập báo giá mới, Hưng Yên được gọi tên là một trong những khu vực bất động sản tăng trưởng mạnh hiện tại, tạo đà bùng nổ cho giai đoạn đầu năm 2024 - 2025.
Theo đại diện tỉnh Hưng Yên, "Từ nay đến năm 2050, Hưng Yên sẽ tiếp tục đẩy mạnh hạ tầng giao thông. Trong đó, tập trung đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông kết nối cao tốc, quốc lộ, các tuyến đường liên tỉnh, kết nối liên vùng nhằm mở ra các không gian động lực mới."
Trong năm 2022 - 2023, tỉnh Hưng Yên đã tập trung triển khai đầu tư nhiều tuyến đường huyết mạch như Dự án đường Vành đai IV qua địa phận Hưng Yên với chiều dài 19,3 km; Dự án đường bộ nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn 2); dự án đường kết nối di sản; dự án đường Tân Phúc - Võng Phan; Dự án đường trục ngang kết nối QL39 (Km22+550) với ĐT.376; các tuyến đường tỉnh 379, 382,...
Đặc biệt, năm 2027, tỉnh Hưng Yên có 19,3km đường Vành đai 4 chạy qua. Cụ thể tuyến Vành đai 4 đi qua 4 huyện: Văn Giang (8,4 km), Khoái Châu (1,5 km), Yên Mỹ (2,6 km), Văn Lâm (6,8 km). Dự án này đã khởi công vào ngày 30/06/2023 và thông xe vào năm 2027 với quy mô 6 làn xe cao tốc và hệ thống đường song hành 2 bên. Đây là điều cốt lõi tạo giúp cho thị trường bất động sản Hưng Yên đón "luồng gió mới".
Nhờ lợi thế kết nối đồng bộ, khu Đông Thủ đô đang dần định hình thành tâm điểm kinh tế quan trọng tại miền Bắc, kỳ vọng sẽ trở thành "lõi nội đô thứ hai của Hà Nội". Hưng Yên nằm trong khu Đông Hà Nội, được thừa hưởng cơ cấu kinh tế chuyển dịch, là điểm đến của những cuộc đại dịch chuyển cả về dân số lẫn kinh tế với quy mô chưa từng có.
Nhờ đó, Hưng Yên sở hữu tiềm năng vô hạn trong việc khơi thông kết nối liên kết vùng, mở không gian phát triển mới, từ đó liên tục tạo các bước giá mới cho sản phẩm bất động sản nơi đây, thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư đổ về.
Minh chứng mạnh mẽ hai siêu dự án Ecopark và Vinhomes Ocean Park
20 năm trước, Ecopark là "cánh chim đầu đàn" tiên phong phát triển bất động sản xanh tại Việt Nam, xây dựng tại diện tích đất 500ha tại Hưng Yên, cách hồ Hoàn Kiếm 14km. Năm 2003, khi khái niệm "bất động sản xanh" vẫn còn mơ hồ, người ta còn hoài nghi một vùng đất cách xa trung tâm Hà Nội, nằm ở tỉnh kế cận Thủ đô có thể trở thành khu đô thị sầm uất và đáng sống.
Chỉ sau hơn 10 năm, vùng đất ấy đã trở thành điểm đến của hàng nghìn cư dân, và là một trong những khu đô thị đáng sống nhất của Việt Nam với những thông số ấn tượng như: mật độ 120 cây xanh/người, hơn 100ha được dành cho cây xanh, mặt nước, hệ thống công viên 4 mùa lớn bậc nhất miền Bắc Việt Nam…
Trong bối cảnh nguồn cung bất động sản mới tại Hà Nội khan hiếm, đầu tư vào đô thị tương lai phía Đông, Hưng Yên nói riêng chắc chắn là một hướng sinh lời bền vững, phù hợp với xu thế mở rộng và phát triển của Thủ đô.
Ánh Dương
Nguồn: https://cafef.vn/hung-yen-tam-nhin-tro-thanh-loi-kinh-te-sat-vach-cua-ha-noi-188240103061557811.chn