Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên đã ban hành Kế hoạch phát triển Chính quyền số, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2022, với những những Giải pháp Chuyển đổi số trong hoạt động khoa học và công nghệ:

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp

a) Tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn cho cán bộ, công chức, viên chức,

người lao động của Sở khai thác, ứng dụng CNTT, sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ triển khai trên địa bàn tỉnh.

b) Ứng dụng các kênh truyền thông đa dạng để nâng cao nhận thức, hình

thành văn hóa số cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Sở tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ Chính quyền số.

c) Xây dựng, ứng dụng các nền tảng, kênh tương tác trực tuyến giữa Sở Khoa học và Công nghệ và người dân, doanh nghiệp đề quảng bá thông tin, tăng cường sự tham gia, góp ý của người dân trong các hoạt động quản lý của Sở.

2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa cơ quan nhà nước, doanh nghiệp

a) Tăng cưởng tổ chức triển khai các ứng dụng, nền tảng, dịch vụ bằng

hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin.

b) Phối hợp, tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản

phẩm, dịch vụ số nhằm triển khai các dịch vụ Chính quyền số thuận lợi.

3. Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ

a) Tăng cường nghiên cứu, đề xuất triển khai các giải pháp tích hợp, ứng

dụng, sản phẩm CNTT phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới nền kinh tế số, xã hội số dựa trên dữ liệu mở, ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API)...

b) Triển khai hợp tác, học tập kinh nghiệm về xây dựng Chính quyền điện

tử với các đơn vị trong tỉnh có xếp hạng cao về Chính quyền điện tử, bảo đảm có trọng tâm, phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng.

4. Thu hút nguồn lực Công nghệ thông tin

a) Huy động các nguồn lực ưu tiên xây dựng Chính quyền điện tử, Chính

quyền số của Sở theo hình thức thuê địch vụ công nghệ thông tin trọn gói do các

doanh nghiệp công nghệ thông tin cung cấp, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.

b) Nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích, chính sách ưu đãi để thu

hút nhân lực tham gia xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử trong bộ máy nhà

nước. Tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ

số...

5. Giải pháp tổ chức, triển khai

a) Thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của Sở. Tăng cường hoạt động Sở trong công tác chỉ đạo, thường xuyên, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chung về xây dựng Chính quyền điện tử của Sở.

b) Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Lãnh đạo Sở phát huy tối đa vai trò quản lý nhà nước, tổ chức triển khai ứng dụng CNTT tại Sở nhằm xây dựng thành công Chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số.

Liên kết