Những năm qua, sản xuất hàng hóa theo hướng nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngày càng phát triển trên địa bàn tỉnh. Cùng với tập trung phát triển sản xuất, công tác xây dựng, phát triển, bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc thù, có thế mạnh của tỉnh cũng ngày càng được quan tâm.

Những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh triển khai các KH&CNhoạt động KH&CNnhằm nâng cao năng lực, hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng, chuyển KH&CN, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuấtđồng thời xây dựng, bảo hộ, quản lý, phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, tiêu biểucủa tỉnh và các địa phương.

Nghề mộc ở thôn Thụy Lân, xã Thanh Long (Yên Mỹ) đã có từ gần 100 năm trước. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự năng động, sáng tạo của người làm nghề trong thôn, nghề mộc của thôn Thụy Lân đang ngày càng phát triển. Toàn thôn hiện nay có trên 200 hộ tham gia làm nghề với sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chủng loại đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng. Tuy nhiên, do trước đây chưa được bảo hộ nhãn hiệu tập thể nên sản phẩm mộc Thụy Lân chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc tiêu thụ nhỏ lẻ, giá trị sản phẩm, hàng hóa không cao, khả năng mở rộng thị trường hạn chế. Tháng 2.2022, nhãn hiệu tập thể mộc Thụy Lân đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Cùng với việc được bảo hộ về nhãn hiệu, các quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu cũng được ban hành nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm đầu ra. Từ đó, mở ra hướng phát triển mới cho sản phẩm đồ mộc của làng nghề.

Đồng chí Chu Thế Giang, Chủ tịch UBND xã Thanh Long cho biết: Nhãn hiệu tập thể mộc Thụy Lân được cấp văn bằng bảo hộ là bước khởi đầu cho việc đẩy mạnh phát triển sản phẩm nghề mộc của địa phương, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế và chắp cánh cho các sản phẩm mang nhãn hiệu mộc Thụy Lân bay nhanh, bay xa trên thị trường. Sau khi được bảo hộ nhãn hiệu tập thể sẽ tạo động lực thúc đẩy người làm nghề ở địa phương tích cực đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Khác với mộc Thụy Lân, hương thôn Cao, xã Bảo Khê (thành phố Hưng Yên đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể từ hơn 10  năm trước. Tuy nhiên, do những người làm nghề trong thôn cũng như chủ sở hữu nhãn hiệu là Hội làng nghề hương thôn Cao đã không quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nhãn hiệu khiến nhãn hiệu tập thể không được phát huy, phát triển. Nhiều sản phẩm sản xuất tại làng nghề đạt yêu cầu về chất lượng nhưng không gắn nhãn hiệu đã được bảo hộ trong khi các sản phẩm không có xuất xứ rõ ràng, không bảo đảm chất lượng, có chứa hóa chất lại được gắn “mác” hương thôn Cao đã ảnh hưởng tới uy tín của nhãn hiệu trên thị trường. Trước thực trạng đó, năm 2020, Sở KH&CNgiao cho Công ty TNHH phát triển tài sản trí tuệ Việt triển khai thực hiện dự án: Tạo lập, quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể hương thôn Cao dành cho các sản phẩm hương của xã Bảo Khê (thành phố Hưng Yên). Tháng 5.2022, nhãn hiệu tập thể hương thôn Cao một lần nữa được Cục Sở Hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ và Hội làng nghề hương thôn Cao cũng đã xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng và quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu. Ông Nguyễn Như Khanh, Phó Chủ tịch Hội làng nghề hương thôn Cao chia sẻ: Hương thôn Cao trước đây đã được cấp văn bằng bảo hộ nhưng do bản thân các hộ làm nghề trong thôn và Hội làng nghề hương thôn Cao chưa nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của nhãn hiệu đối với sự phát triển sản phẩm trên thị trường nên chưa phát huy được hiệu quả. Lần này, với sự tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ của Sở KH&CN, Công ty TNHH trí tuệ Việt và chính quyền địa phương, nhãn hiệu tập thể hương thôn Cao tiếp tục được cấp văn bằng bảo hộ với chủ sở hữu nhãn hiệu là Hội làng nghề hương thôn Cao. Trên cơ sở nhãn hiệu được bảo hộ, 6 tổ chức, cá nhân sản xuất hương trong thôn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu 3 cơ sở sản xuất được cấp mã số, mã vạch. Đây là tiền đề để quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể hương thôn Cao, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi sản xuất sản phẩm kém chất lượng, độc hại cũng như sản phẩm giả nhãn hiệu, gây thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dùng.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 17 sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, trong đó 15 sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Việc bảo hộ nhãn hiệu tập thể giúp kiểm soát chất lượng, nâng cao uy tín, giữ gìn danh tiếng và xúc tiến thương mại cho sản phẩm. Tuy nhiên, việc khai thác, phát huy giá trị tài sản trí tuệ sau khi cấp văn bằng bảo hộ còn hạn chế. Đồng chíNguyễn Xuân Hải, Phó Giám đốc Sở KH&CNcho biết: Các tổ chức, cá  nhân trong tỉnh đã tích cực và có nhiều giải pháp để quản lý, phát triển các nhãn hiệu tập thể đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân tham gia sản xuất, kinh doanh các sản phẩm này. Tuy nhiên, năng lực, nhận thức của nhiều hộ dân, cơ sở sản xuất chưa đầy đủ khiến việc phát huy các giá trị tài sản trí tuệ của nhãn hiệu chưa cao. Số giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể được cấp còn thấp. Để sở hữu trí tuệ trở thành tài sản có giá trị, đóng góp lớn vào giá trị của sản phẩm trên thị trường, Sở KH&CNtiếp tục tổ chức các hội nghị, tập huấn tuyên truyền, triển khai, phổ biến về sở hữu trí tuệ tới người dân, trong đó tập trung vào các hộ sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề, các cơ sở có sản phẩm được chứng nhận OCOP

Mai Nhung

Báo Hưng Yên

, chủ sở hữu, chủ sử dụng nhãn hiệu tập thể…

Liên kết